Hậu máy bay Mỹ bị Iran bắn hạ: Hàng không thế giới vội vã phản ứng

Các hãng hàng không lớn từ khắp nơi trên thế giới hôm thứ Sáu đã bắt đầu định tuyến lại các chuyến bay của họ để tránh các khu vực quanh Eo biển Hormuz.

Động thái này diễn ra sau khi Iran bắn hạ một máy bay trinh sát quân sự của Hoa Kỳ ở đó và cảnh báo từ Mỹ rằng các máy bay chở khách thương mại có thể bị tấn công nhầm.

Cục Hàng không Liên bang Mỹ FAA đã cảnh báo về "khả năng tính toán sai hoặc xác định sai" trong khu vực này sau khi một tên lửa đất đối không của Iran hôm thứ Năm đã hạ một chiếc RQ-4A Global Hawk của Hải quân Hoa Kỳ. Đây là một máy bay không người lái có sải cánh lớn hơn một chiếc Boeing 737 và có giá hơn 100 triệu USD. Hoa Kỳ cho biết họ đã lên kế hoạch tấn công có giới hạn vào Iran nhưng sau đó đã hủy bỏ.

Qantas của Australia, British Airways, hãng hàng không Hà Lan KLM, Emirates, Lufthansa của Đức, Malaysia Airlines và Singapore Airlines lên tiếng ngay sau thông báo trên rằng họ cũng sẽ tránh khu vực này.

Lo ngại căng thẳng tại eo biển Hormuz, nhiều hãng hàng không sẽ tránh bay qua khu vực này. (Nguồn: DPA)

Lo ngại căng thẳng tại eo biển Hormuz, nhiều hãng hàng không sẽ tránh bay qua khu vực này. (Nguồn: DPA)

"Mối đe dọa về việc bắn hạ máy bay dân dụng ở miền nam Iran là có thật", OPSGROUP cảnh báo, một công ty cung cấp hướng dẫn cho các hãng hàng không toàn cầu.

Iran không có phản ứng ngay lập tức với thông báo của Hoa Kỳ.

FAA cho biết cảnh báo của họ sẽ ảnh hưởng đến Khu vực thông tin chuyến bay Tehran, mà không cho biết thêm thông tin. AP dẫn lời các chuyên gia hàng không cho biết, khu vực này có thể trải dài 12 dặm ngoài khơi bờ biển Iran.

FAA cho biết về "các hoạt động quân sự được tăng cường và căng thẳng chính trị gia tăng trong khu vực. Điều này đặt ra nguy cơ không chủ đích đối với các hoạt động hàng không dân dụng của Hoa Kỳ và có khả năng xảy ra sự tính toán sai lầm hoặc xác định sai", FAA nói. "Nguy cơ đối với hàng không dân dụng của Hoa Kỳ được thể hiện bằng vụ tên lửa đất đối không của Iran bắn hạ máy bay không người lái của Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 6 năm 2019 khi chiếc máy bay này đang hoạt động ở khu vực lân cận các tuyến hàng không dân dụng phía trên Vịnh Oman."

Qantas cho biết họ sẽ định tuyến lại các chuyến bay đến London để tránh eo biển Hormuz và Vịnh Oman. British Airlines, KLM, Malaysia Airlines và Singapore Airlines cho biết các chuyến bay của họ cũng sẽ tránh eo biển này. Lufthansa cho biết họ sẽ tránh cả Eo biển Hormuz và Vịnh Oman, cũng như vùng lãnh thổ gần đó. Tuy nhiên, họ cho biết sẽ tiếp tục các chuyến bay đến Tehran.

Vịnh Ba Tư là nơi đặt trụ sở của một số hãng vận tải đường dài hàng đầu thế giới, những hãng đã bị thiệt hại đáng kể bởi lệnh cấm đi lại của ông Trump nhắm vào một nhóm các quốc gia chủ yếu là Hồi giáo, cũng như lệnh cấm máy tính xách tay trong khoang máy bay đối với các hãng hàng không Trung Đông. Etihad, hãng hàng không đường dài có trụ sở tại Abu Dhabi, cho biết họ có "kế hoạch dự phòng", nhưng không cho biết thêm chi tiết.

"Chúng tôi sẽ quyết định những hành động tiếp theo cần thiết sau khi đánh giá cẩn thận chỉ thị FAA cho các hãng hàng không Hoa Kỳ," Etihad thông tin tới Associated Press.

Emirates, hãng vận tải đường dài ở Dubai, cho biết trong một tuyên bố với AP rằng họ đang "định tuyến lại tất cả các chuyến bay khỏi các khu vực có thể xảy ra xung đột". Chị em của Emirates - hãng hàng không giá rẻ FlyDubai, cho biết họ "đã điều chỉnh một số đường bay hiện có trong khu vực như một biện pháp phòng ngừa."

An Bình

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/hau-may-bay-my-bi-iran-ban-ha-hang-khong-the-gioi-voi-va-phan-ung-20190622074428877.htm