Hậu Chủ Nam Đường – Ông vua hoang dâm vô độ mất nước thời Thập Quốc

Hậu Chủ Nam Đường thấy quân nhà Bắc Tống không xâm lấn bờ cõi, nên tỏ ra chủ quan, suốt ngày đêm dâm dật chìm đắm trong tửu sắc, tiệc tùng yến ẩm liên miên, vui chơi ca hát, không ngó ngàng gì đến chính sự triều chính.

Hậu Chủ Nam Đường. Ảnh internet

Hậu Chủ Nam Đường. Ảnh internet

Lên làm vua nhờ may mắn, nhưng chỉ lo ăn chơi hưởng lạc

Trong lịch sử Trung Quốc, thời Thập Quốc kéo dài từ năm 902 – 979, Thập Quốc bao gồm 10 nước sau đây: Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Tiền Thục, Hậu Thục, Sở, Mân, Kinh Nam, Nam Hán và Bắc Hán.

Trong đó, nhà Nam Đường được Lý Biền (888 – 943) thành lập vào năm Đinh Dậu 937 và tồn tại đến năm Ất Hợi 975 thì bị nhà Bắc Tống (960 – 1127) tiêu diệt. Nhà Nam Đường truyền nối tổng cộng được 38 năm, và truyền nối được 3 đời vua. Hậu Chủ Nam Đường là vị vua thứ 3 của nhà Nam Đường.

Hậu Chủ tên Lý Dực có tài liệu gọi là Lý Dục, tên khác là Lý Gia Tông, năm Đinh Dậu 937, sau khi Lý Dực được sinh ra, thì nhà Nam Đường cũng được thành Lập. Lý Dực là con trai thứ 6 của vua Lý Nguyên Tông (916 – 961) - ông vua thứ 2 của nhà Nam Đường. Do 5 người anh trai lần lượt mất sớm, nên vào năm Tân Dậu 961, Lý Dực đã được vua Lý Nguyên Tông lập làm Thái tử.

Cũng trong năm đó, năm 961, vua Lý Nguyên Tông mất, Lý Dực đang là Thái tử, nên được lập lên làm vua, hiệu là Hậu Chủ, lấy niên hiệu là Kiến Long. Lúc bấy giờ, nhà Bắc Tống cũng vừa được thành lập 1 năm, và đang có ý thôn tính các nước còn lại để thống nhất Trung Quốc.

Nhà Nam Đường trước nguy cơ đang bị nhà Bắc Tống uy hiếp, do yếu thế hơn, binh lực ít, nên nhà Nam Đường của Hậu Chủ lại xin thuần phục nhà Bắc Tống. Hậu chủ sai sứ giả đem rất nhiều vàng bạc lên kinh đô Biện Kinh của nhà Bắc Tống dâng cho vua Tống Thái Tổ (927 – 976), để cầu xin Tống Thái Tổ tạm thời không đem quân đánh Giang Nam.

Tuy nhiên, Hậu Chủ vẫn thấy rõ, nhận thấy dã tâm của nhà Bắc Tống thì trước sau gì cũng sẽ đem quân đánh Giang Nam. Cho nên lúc mới lên làm vua, và để bảo vệ được ngôi vị của mình, Hậu Chủ cũng biết rằng việc xưng thần và cống nạp với nhà Bắc Tống cũng chỉ là tạm thời. Vì vậy, Huậ Chủ cũng đã có sự chuẩn bị đủ mạnh đủ mạnh để đề phòng khi bất trắc xảy ra, để còn có thể chống cự với nhà Bắc Tống.

Chính vì vậy, Hậu Chủ đã phong cho em trai là Hàn Vương Tòng Thiện làm Tư đồ, kiêm thị trung, phó Nguyên soái các đạo binh mã, tổ chức huấn luyện binh mã. Đồng thời, Hậu Chủ còn còn cho đặt ra Long Tường quân, phụ trách việc huấn luyện thủy quân. Hậu Chủ còn lo phòng xa, đề phòng quân Tống tấn công quá mạnh, sẽ có đường rút lui an toàn, nên Hậu Chủ còn cử em trai là Đặng Vương Tòng Ích làm Tư Không, kiêm Lưu Tú Nam Đô, giao cho Tòng Ích nhiệm vụ xây dựng và quản lý Nam Xương, để nhỡ may không giữ được kinh đô Giang Lăng thì lúc đó còn có thể lui về giữ lấy Giang Tây.

Nhưng trên thực tế nhà Bắc Tống lúc đấy cũng vừa mới được thành lập, và cũng đang còn gặp rất nhiều khó khăn, hơn nữa vua Tống Thái Tổ đã rất khôn ngoan khi nhìn ra toàn bộ cục diện thời thế lúc đó, nên ông đã cho nhà Nam Đường thuần phục và triều cống hằng năm. Chính việc triều cống hằng năm này cũng đã làm cho nền kinh tế nhà Nam Đường của Hậu Chủ bị kiệt quệ, cho nên đất nước lúc đó nghèo nàn, xơ xác, quốc khố thì cạn kiệt, nhân dân đói kém, nổi dậy khởi nghĩa ở khắp mọi nơi.

Trong khi đó, Hậu Chủ Nam Đường thấy quân nhà Bắc Tống không xâm lấn bờ cõi, nên tỏ ra chủ quan, suốt ngày đêm dâm dật chìm đắm trong tửu sắc, tiệc tùng yến ẩm liên miên, vui chơi ca hát, không ngó ngàng gì đến chính sự triều chính.

Những cuộc vui chơi suốt ngày đêm như vậy đã làm cho Hậu Chủ tổn hao nhiều tinh lực, còn đất nước thì ngày một suy yếu. Hậu Chủ biết rõ việc đó, nhưng cũng đành mặc kệ kiểu “nước chảy bèo trôi”, làm thế nào để trấn hung đất nước thì Hậu Chủ cũng không cần phải suy nghĩ làm gì cho mệt. Chính vì vậy, nhà Bắc Tống sau khi tiêu diệt được nhà Nam Hán vào năm 971 thì Tống Thái Tổ đã có ý định tiêu diệt nhà Nam Đường.

Mất nước, chết trong đau đớn và tủi nhục

Vào năm Giáp Tuất 974, vua Tống Thái Tổ cho mời Hậu Chủ đến kinh đô Biện Kinh của nhà Tống, nhưng Hậu Chủ đã lấy lý do có bệnh nên không đến. Tống Thái Tổ lấy lý do đó, đem quân tấn công nhà Nam Đường. Quân nhà Bắc Tống rất thiện chiến, được chuận bị kỹ càng, nên chiến đấu rất dũng mãnh, nên quân nhà Nam Đường đã nhanh chóng bị đánh bại. Quân Tống phá vỡ thành Kim Lăng, Hậu vội vàng dẫn bá quan văn võ ra xin hàng nhà Bắc Tống, sự kiện trên diễn ra vào năm Ất Hợi 975, nhà Nam Đường của Hậu Chủ chính thức thức bị diệt vong.

Sau khi đầu hàng nhà Bắc Tống, Hậu Chủ không bị giết ngay, mà chỉ bị giải về kinh đô Biện Kinh của nhà Bắc Tống. Tống Thái Tổ còn phong cho Hậu Chủ làm Vị Mệnh Hầu, vẫn được cung cấp đầy đủ, cuộc sống cũng không đến nỗi nào, có thể coi là tạm được đối với Hậu Chủ lúc đó, bởi vì thực chất, Hậu Chủ bị coi như là một tù binh, bị giam giữ ở Biện Kinh.

Vào năm Bính Tý 976, vua Tống Thái Tông mất, em trai là Triệu Quang Nghĩa (939 – 997) lên nối ngôi, hiệu là Tống Thái Tông. Từ đây, bi kịch của Hậu Chủ thực sự bắt đầu, Tống Thái Tông luôn luôn cho người theo dõi mọi hành động của Hậu Chủ. Vì vậy mà mọi sinh hoạt vật chất của Hậu Chủ cũng không còn được như thời Tống Thái Tổ còn sống, và Hậu Chủ cũng không còn được tự do hành động được như trước.

Cuối cùng, vào năm Mậu Dần 978, vua Tống Thái Tông đã quyết định giết chết Hậu Chủ. Tống Thái Tông cho người đem thuốc độc đến, Hậu Chủ không dám trái lệnh, uống một hơi, sau đó toàn thân co giật đau đớn quằn quại. Thuốc độc mà Hậu Chủ uống là một “khiên cơ dược”, khi uống thuốc này thì toàn thân sẽ bị co quắp lại, không thể cưỡng lại, thậm chí đầu gập vào chân cho đến khi chết hẳn.

Sau khi uống thuốc, đến ngày hôm sau thì Hậu Chủ mới chết, hưởng dương 41 tuổi. Sở dĩ Tống Thái Tông làm như vậy, là vì ông muốn sau khi Hậu Chủ chết cũng không cất đầu lên được, như vậy kể cũng quá dã man, thương thay cho số phận của Hậu Chủ.

Nhưng về sau này, nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa thời Ngũ Đại – Thập Quốc lại cho rằng Hậu Chủ Nam Đường cũng là một đế vương, một đế vương cũng có thể được coi là tài hoa. Bởi vì Hậu Chủ cũng rất giỏi làm thơ ca, xướng họa. Phải chăng, chính vì điều này đã làm cho Tống Thái Tông ghét, nên mới giết hại ông một cách dã man như vậy. Nếu như Hậu Chủ sống vào thời bình thì có lẽ văn thơ của Hậu Chủ sẽ có những bài hay lưu truyền cho hậu thế.

Vương Quốc Hoa

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/hau-chu-nam-duong-%E2%80%93-ong-vua-hoang-dam-vo-do-mat-nuoc-thoi-thap-quoc-75738