Hậu Cách mạng Nhung tại Armenia: Washington lại việt vị trước Putin

Dù Mỹ châm ngòi cho cuộc cách mạng quyền lực tại Armenia, nhưng chính Nga định hướng cho cuộc cách mạng ấy, đưa Washington vào thế việt vị...

Hậu Cách mạng Nhung, Armenia mong muốn nâng tầm quan hệ với Nga

Theo NEWS.am, ngày 14/5, tân Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã bày tỏ mong muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ với Nga trong lĩnh vực quân sự, đồng thời khẳng định không ai có thể nghi ngờ về mối quan hệ chiến lược Nga-Armenia.

Thủ tướng Pashinyan thể hiện lập trường như trên trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại khu nghỉ dưỡng ở thành phố Sochi của Nga, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh của Liên minh Kinh tế Á-Âu.

Ông Pashinyan khẳng định quan hệ đối tác quân sự với Nga vẫn sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh cho Armenia. Tầm quan trọng của hợp tác chiến lược giữa Armenia với Nga là không phải bàn cãi.

Tân Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan

Người đứng đầu chính phủ mới tại Armenia cho biết ông đã có kế hoạch nhằm đưa ra một động lực mới để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác kinh tế và chính trị giữa hai đồng minh chiến lược tại Nam Caucasus.

Ngoài ra, vị tân Thủ tướng Armenia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kỹ thuật-quân sự cũng như hợp tác trong một số lĩnh vựcquan trọng khác giữa Nga và Armenia, bao gồm cả thương mại và du lịch.

Ông Nikol Pashinyan cho biết thật sự rất ấn tượng với sự tiến bộ của Nga trong ngành công nghiệp quân sự và hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ của Nga nhiểu hơn nữa trong lĩnh vực này.

Đặc biệt, cựu thủ lĩnh đối lập Armenia đã ca ngợi và đánh giá rất cao vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Armenia vừa qua và cho rằng cách ứng xử của Nga là mang tính xây dựng.

Chính vì vậy, Thủ tướng Pashinyan cho rằng quan hệ song phương giữa Armenia và Nga nên được tăng cường đồng thời với phát triển trong quan hệ đa phương của Liên minh kinh tế Á-Âu và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).

"Theo tôi, chúng ta nên suy nghĩ làm sao cho công việc hiệu quả hơn, nâng cao mức sống cho tất cả người dân Armenia, nâng tấm phát triển của nền kinh tế. Chúng tôi hy vọng sự phát triển tích cực trong quan hệ Armenia-Nga”, ông Pashinyan kết luận.

Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo gặp nhau, sau khi ông Pashinyan - lãnh đạo phe đối lập, được Quốc hội Armenia bầu chọn vào cương vị Thủ tướng, nhằm kết thúc cuộc cách mạng quyền lực tại quốc gia Trung Á này.

Trong chuyến công du đến Nga lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Armenia, ông Nikol Pashinyan đã được cộng đồng người Armenia địa phương chào đón nồng nhiệt, khi họ tụ tập gần nhà thờ St. Sargis và hô vang "Nikol Thủ tướng".

Như vây, sau đổi thay chính trị tại Armenia, quan hệ Moscow - Yerevan dường như sẽ khăng khít hơn, khi người đứng đầu chính phủ mới tại Armenia muốn tăng cường quan hệ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả trong cơ chế đa phương lẫn song phương.

Tổng thống Nga Putin tiếp Tân Thủ tướng Armenia Pashinyan tại Sochi mở đầu cho một giai đoạn mới trong quan hệ chiến lược Nga - Armenia

Tổng thống Putin đưa Washington vào thế việt vị trong kế ve sầu thoát xác

Khi cuộc Cách mạng Nhung diễn ra tại Armenia, hầu hết dư luận cho rằng Moscow đã bị một vố đau của Washington, khi lực lực lượng làm cách mạng là những người chống chính quyền thân Nga, người lãnh đạo cuộc cách mạng là thủ lĩnh đối lập.

Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng quyền lực kết thúc thì lại cho thấy dường như Mỹ mới là người thua đau trước người Nga ngay trong lần xuất chiêu đầu tiên tại Armenia - đồng minh của Nga tại sân sau chiến lược Nam Caucasus.

Có thể thấy rằng, ngay từ cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, Washington đã tìm cách tác động nhằm tạo ra sự lệch pha giữa Armenia với Nga, khi Washington viện trợ tài chính cho Yerevan.

Những tưởng Moscow sẽ tăng viện trợ cho Yerevan, từ đó tạo nên cuộc cạnh tranh Nga - Mỹ để giành ảnh hưởng với Armenia, song Moscow lại chủ động đảy Yerevan về phía Washington, khi Tỏng thống Putin quyết định cắt viện trợ cho đồng minh.

Khi chính quyền cựu Tổng thống Serzh Sargsyan bị mê hoặc bởi những đồng đô la đã tạo ra những lệch pha giữa Armenia với Nga và Armenia, Tổng thống Putin đã có những hiệu chỉnh cho quan hệ Moscow - Yerevan.

Khi nhận thấy Tổng thống Sargsyan "vốn thân Nga nhưng đã là người cùa Mỹ" thì người đứng đầu Điện Kremlin đã có những quyết định dứt khoát với Yerevan để tránh bị đâm sau lưng. Và dường như Washington đã nắm bắt ngay cơ hội đó.

Bởi khi Tổng thống Trump nắm quyền lực thì Washington còn đẩy mạnh hơn nữa việc thanh tẩy "yếu tố Nga" ra khỏi đới sống chính trị và đời sống xã hội Armenia bằng gia tăng viện trợ tài chính và kết nối quân sự.

Tháng 5/2017, Armenia đã tham gia cuộc tập trận Đối tác Cao quý với quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Gruzia cùng với Anh, Mỹ - một hành động chẳng khác nào là thách thức Nga.

Gần đây nhất là ngày 30/3, một phái đoàn các nhà lập pháp Mỹ - chủ yếu nằm trong thành phần ủng hộ Armenia tại Quốc hội Mỹ do Nghị sĩ Brad Sherman dẫn đầu - đến thăm khu vực Nagorno-Karabakh và ngay lập tức đã có hành động.

Cựu Thủ tướng Armenia Serzh Sargsyan phải trả giá cho hành động "bỏ Nga, theo Mỹ"

Sau khi vội vã trở vể Washington, 37 Nghị sĩ đã kêu gọi giúp đỡ Armenia khoảng 60 triệu USD và gửi riêng 10 triệu USD cho chính quyền Armenia, để Yerevan tạo điều kiện cho Mỹ được cử quan chức đến giám sát ngừng bắn tại Nagorno-Karabakh.

Điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Mỹ, Nghị sĩ Brad Sherman đã nói thẳng : "Quý vị biết rằng Armenia bị Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan phong tỏa, vì vậy nước này xứng đáng với sự ủng hộ của chúng ta".

Rõ ràng, Yerevan và Washington ngày càng đồng điệu. Tuy nhiên, mong đợi của Armenia thì lớn mà việc đáp ứng của Mỹ thì ít ỏi, viện trợ của Nga thì không còn, khiến cho mâu thuẫn xã hội gia tăng và phôi thai một cuộc khủng hoảng chính trị.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/hau-cach-mang-nhung-tai-armenia-washington-lai-viet-vi-truoc-putin-3358187/