Hạt nhân Triều Tiên không thể mang đến chiến thắng cuối cùng

Theo the Diplomat, các nhà quan sát cho rằng, sức mạnh hạt nhân chưa phải là cam kết cho chiến thắng cuối cùng của Triều Tiên.

“Không thể có chiến thắng cuối cùng”

Vào đầu tháng này, một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra giải thích về lý do tại sao Triều Tiên theo đuổi các chương trình vũ khí hạt nhân.

Triều Tiên vẫn tiếp tục theo đuổi tham vọng hạt nhân. Ảnh: dailystar

Mục tiêu của Triều Tiên không phải chỉ đơn thuần hướng đến bảo vệ vị thế của mình thông qua chương trình vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, mà đơn giản, là Triều Tiên đang muốn sử dụng nó để thay đổi vị thế đối với thế giới”, quan chức này cho hay.

Các nhà quan sát cho rằng, Triều Tiên sẽ theo đuổi mục tiêu sử dụng các loại vũ khí hạt nhân nhằm ngăn chặn các chương trình gây hấn tại bán đảo Triều Tiên. Đây mới chỉ là cái cớ đầu tiên.

Vào tháng 8, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster tuyên bố nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn bất kỳ hành động khiêu khích nào từ phía Triều Tiên. Đây là ý tưởng phản ứng trước mọi thách thức hay mối đe dọa. Các quan chức chính quyền tin tưởng rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong Un luôn có mục tiêu tham vọng lá chắn hạt nhân bất khả xâm lược khi theo đuổi tham vọng này.

Tuy nhiên, việc duy trì hạt nhân không hề đảm bảo khả năng chiến thắng cuối cùng cho Triều Tiên trong hai lý do. Đầu tiên, các nhà quan sát cho rằng, Triều Tiên không thể vượt mặt liên minhHàn Quốc và Mỹ về vũ khí hạt nhân. Thứ hai, mặc dù là một quốc gia nuôi tham vọng hạt nhân và thỉnh thoảng phô diễn sức mạnh hạt nhân thông qua các vụ thử tên lửa, tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, Bình Nhưỡng dường như chỉ đang quá tự mãn.

Theo the Diplomat, chính quyền Tổng thống Trump tin tưởng rằng, nếu ông Kim có vũ khí hạt nhân hay tên lửa đạn đạo liên lục địa thành công thì chắc chắn là khả năng sẽ tấn công nhằm vào Mỹ đầu tiên. Đây là động thái cảnh báo cho chiến tranh hạt nhân scó thể xảy ra.

Lợi ích của vũ khí hạt nhân

Trong khi các cường quốc tin tưởng các loại vũ hạt nhân có thể thay đổi vị trí chiến lược trên trường quốc tế thì các nhà quan sát cho rằng việc thay đổi vị thế và ảnh hưởng còn khó hơn là bảo vệ nó.

Tuy nhiên, sự thật rằng, nếu các loại vũ khí hạt nhân có thể tránh được mọi đe dọa hiện hữu đối với một quốc gia thì họ cũng có thể sử dụng nó làm con bài chiến lược của mình.

Các siêu cường vũ khí hạt nhân có thể sở hữu nhiều lợi ích, khẳng định vị thế của mình. Tuy nhiên, việc sở hữu vũ khí hạt nhân có thể rơi vào nghịch lý giữa hai bên: hoặc ổn định, hoặc bất ổn định. Một quốc gia có thể tăng cường khả năng phòng vệ bản thân với sức mạnh hạt nhân. Tuy nhiên, khả năng tàn phá mạnh mẽ nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân sẽ là kịch bản hủy diệt thế giới.

Những gì theo sát nghịch lý giữa ổn định và bất ổn định là khi một quốc gia hạt nhân non trẻ mong muốn khẳng định lại vị thế bằng lá chắn hạt nhân mà không lo sợ sự trả đũa hạt nhân có thể xảy ra.

Mối lo ngại đối với Washington hiện tại không phải là mục tiêu mà Triều Tiên đang bảo vệ mà là khả năng Bình Nhưỡng sẽ tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa vào bất kỳ thời điểm nào. Điều này cũng đã khiến thế giới nhiều lo ngại về mức độ giả - thật.

Mục tiêu tham vọng hạt nhân của Triều Tiên

Triều Tiên vẫn tiếp tục với tham vọng tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Một Triều Tiên tự tin có thể loại bỏ sự xâm lược của Mỹ, các nhà quan sát cho biết.

Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc cũng đang tiến tới đồng thuận một số thay đổi về chiến lược đối phó với Triều Tiên.

Triều Tiên có thể lại tiếp tục các hành động khiêu khích thông qua các vụ phóng thử tên lửa đạn đạn và tăng cường các đe dọa đối với Mỹ. Theo các nhà quan sát, điều tồi tệ nhất là các hành động gây hấn của Triều Tiên có thể là thường xuyên cho đến khi Mỹ từ bỏ chiến lược đe dọa đối với họ.

Chẳng hạn như, Triều Tiên đã từng tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa và dự báo có khả năng phóng tới đảo Guam. Điều này giống như một mối đe dọa đối với Mỹ vào tháng 8. Triều Tiên cũng sẵn sàng thách thức bắn hạ máy bay ném bom của Mỹ và xem đây là hành động tự vệ trong chiến ô hạt nhân của họ, the Diplomat cho biết.

Hãng thông tấn Yonhap ngày 23/11 cho biết, Hàn Quốc đang cân nhắc việc hủy bỏ các cuộc diễn tập quân sự chung thường niên với Mỹ vào năm sau nhằm giảm thiểu rủi ro các phản ứng gây hấn của Triều Tiên trong thời gian tổ chức Thế vận hội Olympic mùa đông tại Hàn Quốc.

Triều Tiên liên tục lên án các cuộc diễn tập quân sự thường niên giữa Hàn Quốc và Mỹ giống như sự chuẩn bị cho xâm lược. Bình Nhưỡng cũng đã phản ứng với nhiều vụ thử tên lửa và hành động gây hấn đáp trả động thái trên của Mỹ Hàn.

Các quan chức của Bộ quốc phòng Hàn Quốc cũng bác bỏ bình luận này. Nhà Xanh khẳng định, hiện chưa có quyết định nào thông qua về chương trình tập trận chung giữa Mỹ Hàn vào thời điểm hiện tại.

(Theo the Diplomat)

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/hat-nhan-trieu-tien-khong-the-mang-den-chien-thang-cuoi-cung-264689.html