Happitopia Hub cùng doanh nghiệp trẻ tạo bước ngoặt cho lĩnh vực start-up

Thực trạng start-up tại Việt Nam đang quá bão hòa, 'đổi mới' nhưng thực sự không có gì là nguyên bản. Với định hướng kinh doanh là phụng sự cộng đồng, Happitopia Hub mong muốn cùng start-up tạo nên bước ngoặt bứt phá từ chính việc hoạt động kinh tế để giải quyết các vấn đề xã hội.

Thực trạng start-up ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng hơn 1.500 startup hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Xét theo mật độ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì tỷ lệ ở Việt Nam thậm chí cao hơn nhiều quốc gia khác như Trung Quốc Ấn Độ, hay Indonesia. Tuy nhiên, các thống kê gần đây đều phản ánh một bức tranh khá u buồn với tình hình phát triển của các startup Việt. Cụ thể, trong số các startup mới ra đời, chỉ có 3% là đổi mới sáng tạo thực chất, tạo dựng thành công, thỏa mãn được một trong các tiêu chí: Được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu từ 2 triệu USD, có từ 100 nhân viên, đã gọi vốn vòng 2 hoặc đã bán được công ty với giá tốt. Đáng chú ý là các startup thành công hiện nay 100% đều học hỏi ý tưởng và bản địa hóa từ mô hình tương tự đã thành công ở nước ngoài.

Thực trạng start-up tại Việt Nam

Thực trạng start-up tại Việt Nam

Tuy những dự án đó cũng có kết quả nhất định, nhưng đó không phải là sự đổi mới sáng tạo và chúng ta chưa thực sự sở hữu một ý tưởng nguyên bản nào. Theo ông Phạm Duy Hiếu - Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, doanh nghiệp bắt chước startup nước ngoài giai đoạn đầu có thể thành công, nhưng về lâu về dài sẽ tụt hậu.

Đặc biệt trong quá trình hội nhập, khi doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, doanh nghiệp sao chép nội địa sẽ khó cạnh tranh được khi doanh nghiệp nước ngoài đã có thời gian phát triển, mạng lưới quan hệ, đối tác rộng khắp thì doanh nghiệp nội địa sẽ mất dần thị trường. Một vấn đề khác đó là các doanh nghiệp sao chép ý tưởng sẽ khó có cơ hội phát triển ra các thị trường quốc tế khi ý tưởng tương tự đã được triển khai ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.

Ngoài những con số đáng ghi nhận về những startup thành công, chúng ta cũng cần phải lưu tâm tới sự thực rằng có 80% start-up Việt không trụ quá được 2 năm.

Sáng tạo từ lòng từ bi

Từ bi là lòng thương tất cả chúng sanh (được dùng trong Phật giáo ý chỉ bao gồm mọi con người và mọi sinh vật tồn tại trên trái đất này). Sáng tạo từ lòng từ bi là một khái niệm mới nhưng ý nghĩa lại quen thuộc, dễ hiểu khi khái quát gốc rễ sự sáng tạo của những phát minh từ quá khứ đến thời điểm hiện tại đều có một điểm chung là việc mong muốn giúp cho cuộc sống này tốt hơn. Và khi chúng ta say mê với ý tưởng cao đẹp đó, coi nó như đứa con mình muốn tạo nên để giúp cuộc sống này thì đó chính là sáng tạo tư lòng từ bi.

Lấy ví dụ công ty lớn như Apple với dòng sản phẩm iPhone đã làm nên lịch sử, mọi người bị thu hút làm việc cho Apple với cùng một triết lý rằng họ làm việc để trở thành những người đổi mới trong ngành công nghệ theo cách làm cho cuộc sống này trở nên thật đơn giản và tiện nghi. Quay ngược lại thời gian về thời điểm những năm 1929, nhà vi khuẩn học trẻ tuổi người Scotland có tên Alexander Fleming phát hiện ra penicilin loại kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Nhờ có penicillin và các loại kháng sinh khác, tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã giảm đi đáng kể. Xa hơn nữa về với phát minh bóng đèn của Thomas Edison, từ chính sự tò mò sáng tạo đó cộng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay.

Thomas Edison và phát minh ra bóng đèn dây tóc

Và tại Việt Nam những start-up làm kinh tế dựa trên việc giải quyết các vấn đề xã hội cũng đang dần lớn mạnh với một vài cái tên nổi bật như ShoeX đã gọi vốn thành công 4 tỷ từ Shark Tank với ý tưởng làm giày từ nhựa tái chế, hay Moreloop sản xuất quần áo từ rác thải công nghiệp để bảo vệ màu xanh của hệ sinh thái – một trong những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của con người và đang bị chính nền kinh tế hủy hoại.

Start-up phụng sự - Con đường đi đến sự trường tồn

Kinh doanh không chỉ là bán sản phẩm để đổi lấy lợi nhuận. Kinh doanh phụng sự cộng đồng mới chính đích đến cuối cùng mà các doanh nghiệp muốn kinh doanh bền vững hướng tới.

Nghiên cứu 25 huyền thoại doanh nhân thế giới do Weath-X công bố cho thấy họ có nhiều sự khác biệt, nhưng đều có một triết lý chung: “kinh doanh là phụng sự xã hội”. Sự thật này cũng chính là lý do giúp họ trở thành các doanh nhân vĩ đại và doanh nghiệp của họ cũng vĩ đại và trường tồn.

Có một sự thât rằng xã hội chẳng mấy ai quan tâm doanh nghiệp một năm qua đã kiếm được bao nhiêu tiền mà điều thu hút họ chính là doanh nghiệp đã mang đến được gì cho cộng đồng. Đây mới chính là những ấn tượng sẽ đi vào tâm trí, gây dựng chỗ đứng nhất định của doanh nghiệp trong lòng người dân. Một ví dụ điển hình cho việc này chính là Ecopark – dự án của của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng tiền thân của tập đoàn Ecopark một doanh nghiêp năm 2003 mới chỉ chân ướt chân ráo gia nhập thị trường với mong muốn kiến tạo nên khu đô thị xanh cho người dân. Đến nay Ecopark đã 6 năm liên tiếp dành được giải Khu đô thị phức hợp tốt nhất Việt Nam và được gọi với cái tên lá phổi xanh của miền Bắc mỗi khi nhắc đến.

Đây chính là cái đích mà Happitopia Hub muốn hướng đến – tạo nên những doanh nghiệp là người hùng thầm lặng kiến tạo nên những sản phẩm dịch vụ gây tiếng vang với những giá trị thực đóng góp cho xã hội.

Hình ảnh buổi chia sẻ định hướng cho các bạn trẻ tại Happitopia Hub

Happitopia Hub ra đời được kỳ vọng trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp hạnh phúc quy mô bậc nhất tại Việt Nam, tạo nên cuộc cách mạng là bước ngoặt trong giới start-up Việt hiện nay, đồng thời là “cái nôi” sản sinh những “kỳ lân” cho nền kinh tế nước nhà và khu vực, bồi đắp thế hệ doanh nhân trẻ hoàn toàn mới – thế hệ doanh nhân dấn thân, hạnh phúc, sáng tạo, sẵn sàng giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế, cộng đồng, tạo ra bước chuyển mình của Việt Nam, khẳng định vị thế trong khu vực và vươn tầm quốc tế.

Bằng việc công bố gói đầu tư trị giá 2 triệu USD, Happitopia Hub thể hiện sự quyết liệt thực hiện cuộc cách mạng trong giới start-up Việt. Đây là bước đi đầu tiên trong hành trình xây dựng nên cộng đồng Happitopia “hạnh phúc” của hệ sinh thái. Gói đầu tư bao gồm các khóa học lãnh đạo, đào tạo CEO, quản lý cấp cao, kỹ năng chuyên môn cùng các buổi hội thảo truyền cảm hứng, trò truyện trực tiếp với ban cố vấn. Ngoài ra, Happitopia Hub đem đến quần thể không gian hỗ trợ quy mô rộng lớn với khu làm việc Co-working Space, phòng hội thảo Public Space, phòng Hội thảo phòng thí nghiệm, khu vườn Creation Garden, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như phòng gym, spa, phòng vắt sữa… đều là những không gian tiện ích làm việc mở, thoải mái và kích thích tối đa sự đổi mới sáng tạo.

Minh Huyền

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/happitopia-hub-cung-doanh-nghiep-tre-tao-buoc-ngoat-cho-linh-vuc-start-up-111966.html