Hành trình di chuyển thị trấn cổ 12.000 năm tuổi để phục vụ tham vọng thủy điện của Thổ Nhĩ Kỳ

Thị trấn Hasankeyf, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những vùng đất có người sinh sống, định cư lâu đời nhất trên thế giới, với bằng chứng về những người sống ở đó cách đây 12.000 năm. Trong vài tháng nữa, phần lớn thị trấn cổ sẽ bị bỏ hoang và bị ngập bởi đập Ilisu, một trong những dự án thủy điện mới nhất và lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.

 Bất chấp sự phản đối của các nhóm nghiên cứu quốc tế và địa phương về việc di dời dẫn đến mất các địa điểm khảo cổ, tác động môi trường và các vấn đề về nước với hạ lưu Iraq, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thực hiện dự án thủy điện này.

Bất chấp sự phản đối của các nhóm nghiên cứu quốc tế và địa phương về việc di dời dẫn đến mất các địa điểm khảo cổ, tác động môi trường và các vấn đề về nước với hạ lưu Iraq, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thực hiện dự án thủy điện này.

Với lý do không đảm bảo sự an toàn của các di sản văn hóa, Ngân hàng Thế giới đã có nhiều báo cáo độc lập phản đối dự án.

Nhiều quốc gia như khác cũng rút tài trợ do lo sợ nguy cơ biến mất thị trấn cổ.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỹ viện dẫn rằng đập thủy điện Ilisu sẽ đem lại những lợi ích lớn như: Cung cấp lượng điện lớn, nước cho nông nghiệp, khai thác các môn thể thao dưới nước ở đập thủy điện...

Giải pháp được đưa ra là di chuyển các di sản đến một địa điểm khác.

Nhiều tảng đá lớn và hang động bị lấp kín. Đây là một trong những địa điểm hiếm hoi trên thế giới hiện nay tồn tại những gia đình còn sống trong hang đá.

Ngôi mộ Zeynel Bey gần 550 tuổi cũng được di dời đến thị trấn mới.

Theo các tài liệu, vua Uzun Hassan xây ngôi mộ để tưởng nhớ 1 người con của ông.

Di sản này mang ý nghĩa tôn giáo và giá trị khảo cổ lớn.

Artuklu Hamam, một nhà tắm có tuổi đời hàng thế kỷ, nặng 1.600 tấn được di chuyển xuống con đường mới tạo nối 2 thị trấn với nhau để tránh bị nước nhấn chìm.

Nhà thờ Hồi giáo Eyyubi 600 tuổi cũng đang trong hành trình được đưa đến Khu vực Công viên Văn hóa mới qua cây cầu bắc ngang sông Tigris.

Phần đền thờ của Imam Abdullah Zawiya được chuyển đến một địa điểm mới vào ngày 10-9-2019.

Chỉ có 8 công trình kiến trúc lịch sử được chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ giữ lại.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, việc chuyển các cổ vật đến vị trí mới không có ý nghĩa gì.

Ngôi làng hoang vắng Koctepe đang dần bị ngập.

Dự án gây ảnh hưởng nặng nề đến các khu định cư thượng nguồn dọc theo sông Tigris.

Người đàn ông chèo thuyền dọc theo sông Tigris về phía làng Mardin, nơi sẽ sớm bị nhấn chìm một phần bởi nước của con đập Ilisu gần đó.

Ngôi làng Celikkoy, cách đập Ilisu khoảng 12 dặm (15km) về phía Bắc gần như đã bị nhấn chìm.

Thị trấn cổ Hasankeys và thị trấn mới mang tên Yeni Hasankeyf được xây dựng chỉ cách nhau một con sông

Thị trấn lâu đời Hasankeyf sắp bị phá bỏ khiến không ít người dân sinh sống tại đây tiếc nuối

Hàng nghìn lượt khách du lịch đến đây tham quan mỗi năm.

Cetin Yildirimer, được biết đến với cái tên Mazlum, một hướng dẫn viên du lịch 28 tuổi đang lo lắng cho công việc của mình trong tương lai.

Ông Cetin Cile theo dõi thi thể của mẹ mình được di dời từ nghĩa trang Hasankeyf cũ sang nơi mới vào ngày 15-9-2019.

Hàng loạt ngôi nhà, các di sản phi vật thể qua nhiều thế hệ, thậm chí các loài động thực vật bản địa mất nơi sinh sống, biểu tượng văn hóa của cộng đồng người Kurd cũng sẽ biến mất.

Người dân mang tài sản đến nhà mới trong khu định cư New Hasankeyf cách đó 3km.

Cư dân của Hasankeyf đã được cung cấp nơi ở mới là một thị trấn với 700 căn hộ mới.

Hạn di dời đến khu định cư mới là 8-10-2019.

Hình ảnh một nghĩa trang cũ ở thị trấn cổ Hasankeyf đối lập với khu định cư mới.

Những hình ảnh cuối trước khi thị trấn Hasankeyf 12.000 năm tuổi bị phá bỏ và thay thế bằng con đập lớn thứ tư của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuệ Minh (Theo Theatlantic)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-hanh-trinh-di-chuyen-thi-tran-co-12000-nam-tuoi-de-phuc-vu-tham-vong-thuy-dien-cua-tho-nhi-ky/830308.antd