Lộ diện máy bay ném bom bí mật giúp Đức 'lật ngược thế cờ'

Mẫu máy bay cánh ngược đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ phản lực đã được Đức phát triển và thiết kế thành công từ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, cho thấy khả năng phát triển kỹ thuật vượt thời đại của quốc gia này.

Được thiết kế với đôi cánh lắp ngược, máy bay ném bomJunkers Ju 287 là dòng máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới được thiết kế theo kiểu cánh ngược (forward-swept wing). Đây là sản phẩm được Đức quốc xã thiết kế ra trong những năm tháng cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Wiki.

So với kiểu cánh truyền thống, cánh ngược sẽ giúp lực cản của không khí được dồn hết về phân đuôi máy bay, thay vì tẽ sang hai bên cánh như kiểu cánh thông thường. Điều này cho phép phi cơ có khả năng cơ động tốt hơn trên không và tăng độ lớn của góc bổ nhào lên nhiều lần so với thiết kế bình thường. Nguồn ảnh: Subsim.

Thành tựu vượt bậc này của Đức quốc xã không chỉ dừng lại ở chỗ cho ra đời được hai mẫu thử có khả năng bay được mà đặc biệt hơn, cả hai mẫu thử này đều được tận dụng linh kiện có sẵn từ xác của những chiếc máy bay khác trong kho của Đức chứ không phải là được sản xuất mới hoàn toàn. Nguồn ảnh: Madeitup.

Kết quả là hai mẫu thử này đã bay được, thậm chí là bay tốt. Chuyến bay đầu tiên của máy bay Junkers Ju 287 được thực hiện vào ngày 8/8/1944 và thành công tốt đẹp. Nguồn ảnh: Ward.

Được trang bị 4 động cơ phản lực Junkers Jumo 004, kiểu thiết kế cánh ngược này đã vượt trước thời đại không chỉ về kiểu dáng thiết kế mà còn vượt trước cả về khả năng ứng dụng động cơ phản lực vào việc chế tạo máy bay ném bom. Nguồn ảnh: Tube.

Được thiết kế để trở thành một máy bay ném bom chiến lược, có tốc độ vượt trội, vượt qua mọi sự truy đuổi của các máy bay tiêm kích đối phương, máy bay Ju 287 có phi hành đoàn 2 người gồm lái chính và lái phụ, chiều dài 18,3 mét, sải cánh rộng 20,11 mét và có chiều cao 4,7 mét. Nguồn ảnh: Historylink101.

Bốn động cơ phản lực được đặt ở hai chiếc ở cánh và hai chiếc ngay cạnh khoang lái. Bốn động cơ này kết hợp với sải cánh có diện tích mặt cánh rộng 61 mét vuông cho phép phi cơ cất cánh được với trọng lượng tối đa lên tới 20.000 kg. Nguồn ảnh: History.

Tuy nhiên, tốc độ tối đa của Ju 287 trong thực tế lại không được như kỳ vọng. Cụ thể, tốc độ tối đa của các phi cơ này chỉ vào khoảng 555 km/h - nghĩa là tương đương với các loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt thời bấy giờ, thậm chí là thấp hơn. Nguồn ảnh: Vintage.

Tầm bay tối đa của Ju 287 vào khoảng 1570 km và trần bay tối đa lên tới 9400 mét. Vận tốt leo cao tối đa của chiếc phi cơ này vào khoảng 580 mét/phút. Hiệu suất bay của Ju 287 gần như tương đương với các loại phi cơ sử dụng động cơ cánh quạt khác, dù nó dùng động cơ phản lực. Nguồn ảnh: Wiki.

Khả năng mang bom của chiếc phi cơ này cũng chỉ khoảng 4 tấn, kèm theo đó là hai khẩu súng máy MG 131 với cỡ nòng 13mm để tự vệ trên không. Rõ ràng là dù đi trước thời đại, hiệu suất bay của Ju 287 lại hoàn toàn không vượt trội được so với các loại phi cơ khác cùng thời. Nguồn ảnh: Junkers.

Chương trình nghiên cứu chế tạo Junker Ju 287 sau đó đã bị Đức quốc xã hủy bỏ. Cả hai chiếc phi cơ từng được Không quân Đức hoàn thiện sau đó đã bị Liên Xô tịch thu khi chiến tranh kết thúc để tiếp tục nghiên cứu. Nguồn ảnh: Junkers.

Tới tận nhiều chục năm sau, các dòng máy bay cánh ngược sử dụng động cơ phản lực mới được Mỹ và Liên Xô thiết kế ra. Tuy nhiên, có lẽ kiểu thiết kế này vẫn chưa gặp thời và chỉ dùng lại ở mức độ thử nghiệm cho tới tận ngày nay. Có thể thấy, rõ ràng với kiểu thiết kế phi cơ phản lực dùng kiểu cánh ngược, Đức quốc xã đã vượt trước thời đại hàng trăm năm. Nguồn ảnh: Stragemilitary.

Mời độc giả xem Video: Thiết kế lại phi cơ Ju 287 sử dụng động cơ phản lực với tỉ lệ nhỏ và cất cánh thành công trong thế kỷ 21.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/lo-dien-may-bay-nem-bom-bi-mat-giup-duc-lat-nguoc-the-co-1023460.html