Phong tục đón Tết: Bạn đã biết sự khác nhau giữa 2 miền Nam - Bắc?

Tết đang đến rất gần, những phong tục, tập quán khác nhau đã tạo nên điểm độc đáo riêng biệt ở cả hai miền Nam - Bắc.

1. Chợ tết

Miền Bắc là hình ảnh đông vui nhộn nhịp với chợ tết đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ thì miền Nam lại đi chợ tết trên sông.

Chợ tết miền Bắc

Chợ tết miền Bắc

Chợ tết trên sông của miền Nam

2. Chơi hoa ngày tết

Hoa đào tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy, tượng trưng cho những ước vọng hạnh phúc, yên bình với khởi đầu một năm mới tươi vui. Chính vì lẽ đó, người miền Bắc sử dụng hoa đào làm biểu tượng của ngày tết - tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.

Người miền Nam lại thích chơi hoa mai ngày tết - màu vàng rực rỡ tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái nhưng chưa đựng vẻ đẹp dịu dàng báo hiệu mùa xuân đã về. Hoa mai nở rộ báo hiệu nhiều điều may mắn đến với gia đình.

3. Bánh cổ truyền

Bánh chưng vuông vắn ở miền Bắc trái ngược hoàn toàn với bánh tét tròn dài ở miền Nam. Mặc dù cả hai loại bánh đều có nguyên liệu giống nhau nhưng không thể thay thế cho nhau được.

Bánh chưng miền Bắc

Bánh Tét miền Nam

4. Mâm cơm ngày tết

Miền Bắc nhất định phải có một bát canh bóng thì mâm cơm mới đủ đầy. Bát canh được làm từ da lợn đã được làm sạch và phơi khô, thêm vào vài cọng hành tươi cho đẹp mắt. Món canh này rất được ưa chuộng vì độ ngon ngọt của nước canh và cũng rất dễ ăn.

Canh bóng với thịt lợn, mọc nhĩ, nấm hương...

Canh hầm khổ qua đặc trưng của miền Nam.

Miền Nam lại phải có bát canh khổ qua hầm. Với những người mới ăn mướp đắng lần đầu hoặc không ăn quen thì món canh dù có độ ngọt cũng không thể át được vị đắng của khổ qua. Nhưng nếu đã ăn được thì sẽ rất thích, thậm chí rất "ghiền", theo ngôn ngữ phương Nam.

5. Mâm ngũ quả

Miền bắc sẽ trang trí mâm ngũ quả với chuối xanh. Còn miền Nam lại không hề có loại quả này vì cho rằng nó "không được may mắn".

Miền Nam kiêng cúng chuối ngày tết.

6. Cúng Ông Táo

Vào 23 tháng chạp âm lịch, người miền Bắc sau khi cúng ông Táo xong thì sẽ thả kèm 3 chú cá chép với ý nghĩa để ông Táo "cưỡi" về trời.

Người miền Bắc thả cá chép để ông Táo "cưỡi" về trời

Người miền Nam không cúng cá chép.

Tuy nhiên, cá chép với người miền Nam lại là loài vật rất linh thiêng và chỉ dùng cho vua chúa. Bởi vậy mà theo tục lệ, người miền Nam không thả cá chép.

7. Tiếp đãi khách

Chén trà, hạt bí, bánh, kẹo... là những thứ bạn sẽ bắt gặp trong ngày Tết ở người miền Bắc.

Ấm trà và một đĩa mứt tết không thể thiếu ở miền Bắc.

Người miền Nam lại tiếp đón khách bằng việc mời ăn nhậu với bia, rượu và đồ nhắm.

Mâm cơm đãi khách không thể thiếu thịt kho hột vịt ở miền Nam.

8. Đi chúc tết

Người miền Bắc dành thời gian Tết để quây quần, sum họp gia đình sau một năm làm việc. Anh em, bạn bè ngồi lại với nhau trò chuyện, ăn uống hoặc đi chúc tết.

Lễ chùa đầu năm, đi thăm họ hàng ở miền Bắc.

Người miền Nam đi du lịch ngày tết để nghỉ ngơi.

Trái với quan niệm của miền Bắc, người miền Nam cho thời gian này là thời gian được nghỉ ngơi. Thế nên, họ có thể đi du lịch khắp nơi với người thân và bạn bè.

Dù có sự khác biệt tới đâu, có 1 điều dù ở đâu cũng không thể thay đổi đó là ý nghĩa ngày tết: Đoàn viên - Hiếu kính - Mong cầu.

Quất 'độc tôn', đào 'long phụng'... những cây cảnh chưng tết có 1-0-2 khiến cư dân mạng bấn loạn

N.A

Nguồn Thế Giới Trẻ: http://thegioitre.vn/tin-tuc/xa-hoi/phong-tuc-don-tet-ban-da-biet-su-khac-nhau-giua-2-mien-nam-bac-44133.html