Hàng trăm người chết vì cúm và Corona: 3 biện pháp phòng bệnh cần nhớ

Giữa lúc dịch cúm A/H1N1 tại Đài Loan đang gia tăng nhanh và tỷ lệ tử vong cao, các chuyên gia cảnh báo nên cảnh giác với cả bệnh cúm mùa và bệnh do virus Corona.

Corona đang gia tăng và bệnh cúm mùa cũng có nguy cơ lây lan

Corona đang gia tăng và bệnh cúm mùa cũng có nguy cơ lây lan

GS Nguyễn Văn Kính – nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, bản chất của cúm và nCoV đều là nhiễm trùng đường hô hấp và do tác nhân khác nhau. Những triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, cúm hay cảm lạnh thông thường có thể vài ngày là khỏi. Cúm có các chủng: A, B, C. Cúm A, B lây cho người. Kháng nguyên H và N đối với cúm A, có 15 cái H và 9 cái N, tạo ra biến chủng. Cúm A /H5N1, cúm A /H1N1 có mức độ lây lan mạnh mẽ và đã từng gây nên đại dịch.

GS Kính cho biết triệu chứng cúm A hay viêm đường hô hấp cấp nCoV, MERS-CoV, SARS tương tự như nhau, đều tấn công vào phổi nó đều là viêm phổi cấp, nhiễm trùng hô hấp cấp… viêm lan tỏa cả 2 phổi. Bản chất nguy hiểm như nhau.

Cúm còn có thuốc đặc trị như tamiflu, zanavimir, peramivir. Còn đối với nCov, SARS, MERS-CoV hầu như không có thuốc đặc hiệu, chưa có vắc xin. Theo đáp ứng miễn dịch 7-10 ngày sẽ khỏi, những người bị nặng có biến chứng sẽ tử vong. Những người tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng huyết áp tỷ lệ tử vong cao hơn.

Trong bối cảnh vừa có dịch cúm, vừa có dịch nCoV, chúng ta nên phân tích tỉ mỉ về dịch tễ, lâm sàng bởi triệu chứng giống nhau.

GS Kính cho biết, có một trường hợp ở Uông Bí, Quảng Ninh được đưa lên BV Nhiệt đới Trung ương cấp cứu, bệnh nhân bị viêm phổi 2 bên, trắng lốp 2 phổi, gây ra hoang mang. Nhưng khi sàng lọc xét nghiệm thì bị cúm A/H1N1.

Trước tình trạng nhiều bệnh có thể lây qua đường hô hấp, GS Kính khuyến cáo mọi người nên thực hiện 3 biện pháp phòng bệnh:

Thứ nhất, nên chủ động đeo khẩu trang phòng bệnh. Theo GS Kính việc đeo khẩu trang ngăn ngừa cơ học, bất kể khẩu trang nào cũng có tác dụng ngăn chặn cơ học 5-10cm, ngăn giọt bắn, làm khoảng cách xa hơn, do các bệnh lây qua đường hô hấp lây qua tiếp xúc gần với giọt bắn. Vì vậy đeo khẩu trang thường hay y tế đều được. Khẩu trang vải có thể giặt xà phòng, ăn uống xong phải bỏ đi.

Còn trường hợp không có khẩu trang, khi hắt hơi, dùng tay ngăn, rồi đi rửa tay, khăn mùi xoa cũng có tác dụng. Rồi có thể dùng giấy ăn khi hắt hơi, để ngăn chặn nguy cơ cơ học.

Thứ hai, phải rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng. Ở cơ sở y tế thì bằng nước sát khuẩn và cồn. Trong môi trường ẩm lạnh, virus gây bệnh có thể tồn tại 3-5 ngày. Những chất sát trùng, tia cực tím, ánh sáng, nhiệt độ cao có thể bất hoạt virus nCoV rất nhanh. Dung môi tan trong lipid như cồn, ê-te, cloroform, ... các chất có clo hoàn toàn có thể diệt virus trong vòng 2-5 phút, rửa tay với xà phòng trong vòng 20-30 giây cũng có thể bất hoạt virus.

Thứ ba, không nên tụ tập đông người. Không nên dùng bàn tay vuốt ve lên mặt nhiều.

Hiện tại chúng ta đang chống đỡ được 3 loại cúm cúm A (H1N1, H3N2, cúm B) còn nCoV là virus mới chưa có vắcxin phòng bệnh đặc trị và chúng ta chưa có giải pháp khuyến cáo tiêm vắc xin.

Đến 20h ngày 6/2, theo cập nhật của Bộ Y tế Việt Nam trên thế giới đã có 28.352 người mắc, 565 người tử vong do virus Corona. Trong đó riêng Trung Quốc đại lục có 563 người tử vong, 1 trường hợp ở Philippine, 1 trường hợp ở Hồng Kông (Trung Quốc)

Riêng Việt Nam đến thời điểm này đã ghi nhận 12 người mắc nCoV. Trong đó: 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện); 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện); 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện); 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc, 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó, 02 trường hợp: 1 người là mẹ, 1 người là em ruột của bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

K.Chi

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/hang-tram-nguoi-chet-vi-cum-va-corona-3-bien-phap-phong-benh-can-nho-post331476.info