Hàng nghìn người đổ về Phủ Tây Hồ cúng lễ trong ngày đầu 'tháng cô hồn'

Trưa nay 1/8/2019 (tức ngày 1/7 Âm lịch), rất nhiều người dân Thủ đô cũng như du khách thập phương đã tìm tới Phủ Tây Hồ (Hà Nội) để cầu bình an.

Nhiều dân công sở tranh thủ thời gian nghỉ trưa đi lễ. Bởi vậy, từ khoảng 11h trưa đến 2h chiều, phủ Tây Hồ chật cứng người đi lễ.

Nhiều dân công sở tranh thủ thời gian nghỉ trưa đi lễ. Bởi vậy, từ khoảng 11h trưa đến 2h chiều, phủ Tây Hồ chật cứng người đi lễ.

Cảnh đông đúc diễn ra tại mọi khu vực trong khuôn viên Phủ nhưng không có tình trạng chen lấn, xô đẩy. Đa phần các du khách đều bình tĩnh chờ đến lượt hành lễ của mình.

Do lượng người quá đông, du khách hành hương bắt buộc phải nâng mâm lễ lên cao hoặc đội lên đầu để đồ cúng dường không bị móp méo, hư hỏng.

Trong ngày này, một mâm lễ cơ bản với tiền vàng, nhang nén và hoa quả có giá trung bình 50 đếm 100 nghìn đồng nếu du khách mua tại các quầy hàng trên lối vào Phủ.

Đông đúc nhưng không hề chen lấn, xô bồ trong ngày mùng 1.

Nhiều người vẫn có thói quen dùng tiền lẻ khi đi lễ.

Ai cũng muốn vào được chính điện thờ Tam phủ công đồng của phủ Tây Hồ làm lễ.

Thành tâm trước tượng thờ tại ban Tam phủ công đồng.

Phủ Tây Hồ là cụm công trình tôn giáo thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật truyền thuyết và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Theo một số tài liệu, Phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nhưng có thể muộn hơn vì các tài liệu cổ ghi chép về di tích của Thăng Long - Hà Nội ra đời đầu thế kỷ 20 như: Thăng Long cổ tích khảo, Long Biên bách nhị vịnh, Tây Hồ chí... đều không ghi chép về di tích này.

Đây là nơi đông đảo người dân Hà Nội và các tỉnh, thành thường đi lễ trong ngày đầu tháng âm lịch và dịp lễ, Tết, đặc biệt là vào ngày 1/7.

Chị Thanh Trang (Hà Nội) - tay cầm tiền - cho biết:"Dù đông đúc, mệt mỏi, tôi vẫn cố đi vì tôi thấy đây là việc cần phải làm mỗi dịp lễ Tết, giúp tâm an hơn, đến đây tôi có thể cầu bình an cho cả gia đình.

Nhang nén do du khách thắp tại lư hương bên ngoài sân Phủ.

Do lượng người quá đông, bên cạnh lư hương luôn có một người túc trực để rút chân nhang, dành chỗ cắm cho những người đến sau.

Trong dòng người đi lễ có rất nhiều người trẻ, trong đó có cả công chức nhà nước, các nhân viên công ty...

Anh Hùng

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/hang-tram-nguoi-do-ve-phu-tay-ho-cung-le-trong-ngay-dau-thang-co-hon-post308057.info