Hàn Quốc phóng thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm

Với việc phóng thành công tên lửa đạn đạo từ dưới mặt nước, chính thức đưa Hàn Quốc đã trở thành quốc gia có khả năng răn đe quân sự với cả hai 'ông lớn' là Trung Quốc và Nga.

Theo tờ "The Drive" của Mỹ, Hàn Quốc đã chính thức gia nhập nhóm các cường quốc quân sự, khi nước này đã phát triển thành công một loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và thử nghiệm thành công từ dưới mặt nước.

Theo tờ "The Drive" của Mỹ, Hàn Quốc đã chính thức gia nhập nhóm các cường quốc quân sự, khi nước này đã phát triển thành công một loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và thử nghiệm thành công từ dưới mặt nước.

Nếu Hàn Quốc có thể triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, thì nước này sẽ trở thành quốc gia phi hạt nhân duy nhất, có loại vũ khí răn đe như vậy.

Một quan chức quân đội Hàn Quốc giấu tên xác nhận, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, đã được thử nghiệm thành công dưới nước. Hiện chưa rõ mẫu cụ thể của tên lửa, và tên lửa dường như được phóng từ một sà lan dưới nước, chứ không phải từ tàu ngầm của Hải quân Hàn Quốc.

Việc phóng thử nghiệm thành công tên lửa từ dưới nước, là một phần quan trọng trong quá trình thử nghiệm ban đầu, đối với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, trước khi chính thức đưa tên lửa lên tàu ngầm.

Tên lửa được thử nghiệm lần này là phiên bản cải tiến, của tên lửa đạn đạo Hyunmoo 2B, được gọi là Hyunmoo 4-4, với tầm bắn tối đa khoảng 500 km. Vào cuối năm ngoái, đã có tin Hàn Quốc tiến hành các thử nghiệm, phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.

Hải quân Hàn Quốc sẽ chính thức biên chế tàu ngầm lớp Dosan Ahn Changho vào cuối tháng này, đây sẽ là tàu ngầm đầu tiên của Hàn Quốc có khả năng mang tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Theo các nguồn tin, con tàu hiện đang được thử nghiệm hệ thống phóng ngư lôi.

Theo một số thông tin, khi tàu ngầm lớp Dosan Ahn Changho được đưa vào sử dụng, Hàn Quốc sẽ có được khả năng, phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm và thời gian có thể là trong vài tuần tới. Tàu được trang bị sáu giếng phóng tên lửa thẳng đứng, có thể phóng tên lửa đạn đạo, hoặc tên lửa hành trình.

Các phiên bản tiếp theo của lớp tàu ngầm này, dự kiến sẽ tăng số lượng giếng phóng từ 6 lên 10 giếng. Tàu ngầm lớp Dosan Ahn Changho cũng lớn hơn nhiều, so với các lớp tàu ngầm trước đây của Hàn Quốc; tàu có lượng choán nước khoảng 3.000 tấn và được trang bị pin lithium.

Tuy nhiên cho đến nay, Hàn Quốc vẫn chưa chính thức thừa nhận, việc họ sẽ triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm; nhưng thực tế, chỉ có lớp tàu ngầm Dosan Ahn Changho, mới đủ khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ dưới mặt nước.

Mới tháng trước, Mỹ đã dỡ bỏ các hạn chế đối với tên lửa của Hàn Quốc và cho phép nước này, được phép phóng tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công các mục tiêu bên ngoài Bán đảo Triều Tiên.

Sự thay đổi quyết định của Mỹ, có thể mở ra cơ hội cho Hàn Quốc, phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, với tầm bắn hơn 800 km. Tên lửa Hyunmoo 2B của Hàn Quốc, hiện chỉ có tầm bắn khoảng 500 km.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, nếu tầm bắn tên lửa không bị hạn chế, Hàn Quốc có thể ưu tiên phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung, có tầm bắn tối đa 1.000-5.000 km, có thể đe dọa tới các mục tiêu trên lãnh thổ Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên, vẫn còn phải xem tàu ngầm mới của Hàn Quốc, có thể mang tên lửa lớn cỡ nào; nhưng trong tương lai, thiết kế tàu ngầm của Hàn Quốc có thể mở rộng kích thước, của hệ thống phóng thẳng đứng trên tàu.

Nhưng câu hỏi quan trọng nhất, đó là Hàn Quốc sẽ hưởng lợi như thế nào, từ tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, khi họ đã có tên lửa hành trình, đảm bảo vũ khí chính xác cho các cuộc tấn công thông thường? Và khi xung đột leo thang, Hàn Quốc còn được Mỹ cung cấp "chiếc ô" hạt nhân.

Mặc dù tương lai chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hàn Quốc, hiện chưa rõ ràng; nhưng các tàu ngầm lớp Dosan Ahn Changho, nếu được trang bị tên lửa đạn đạo, chúng cũng sẽ có khả năng tấn công trong làn sóng thứ hai, để ngăn chặn cuộc tấn công của đối thủ.

Trong các cuộc xung đột tương lai, Hàn Quốc tin rằng, tên lửa đạn đạo ngày càng mạnh của họ, sẽ là vũ khí quan trọng, để tấn công các mục tiêu chủ chốt của đối thủ. Khả năng xuyên phá của tên lửa đạn đạo, khiến chúng có khả năng phá các hầm ngầm và các mục tiêu kiên cố khác, tốt hơn so với tên lửa hành trình.

Một khả năng khác rất quan trọng, là Hàn Quốc liệu có phát triển vũ khí hạt nhân hay không? Nếu như vậy, Hàn Quốc mới có khả năng răn đe hạt nhân; nhưng điều này vẫn chưa được quan chức Hàn Quốc xác nhận.

Trên thực tế, nếu tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường, có khả năng răn đe hạn chế và sẽ không làm thay đổi cán cân chiến lược trong khu vực. Vậy phải xem Hàn Quốc sẽ tiếp tục chương trình phát triển tên lửa đạn đạo, phóng từ tàu ngầm như thế nào; và liệu có kế hoạch tăng tầm bắn của tên lửa, hay mang đầu đạn hạt nhân hay không?.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, là khả năng mà không quốc gia phi vũ khí hạt nhân nào cũng có thể làm được; ngay cả các quốc gia có vũ khí hạt nhân như Pakistan và Israel cũng không có khả năng như vậy. Nhìn chung, chi phí triển khai tên lửa đạn đạo từ dưới nước lớn hơn nhiều; nó chỉ đáng giá, khi những tên lửa này được gắn đầu đạn hạt nhân, để răn đe chiến lược.

Tuy nhiên, vụ phóng thử thành công tên lửa đạn đạo từ dưới mặt nước của Hàn Quốc cho thấy, nước này đã làm chủ được công nghệ tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Đánh giá những khó khăn của việc làm chủ công nghệ này, đây cũng tự xem đã là một thành tựu lớn của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/han-quoc-phong-thanh-cong-ten-lua-dan-dao-tu-tau-ngam-1559650.html