Hàn Quốc : Lần đầu tiên triển lãm thư pháp Phật giáo

Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc (Seoul) vừa mở cưảtriển lãm chào đón công chúng đến thưởng lãm 5 mẫu thư pháp nguyên bản của Thiềnsư Samyeong Daesa (1544 - 1610), thuộc triều đại Joseon.

Theo TheBuddhist Door, đây là lần đầu tiên các tác phẩm này được trưng bày ra côngchúng.

Thư pháp nguyên bản của Thiềnsư Samyeong Daesa (1544 - 1610)

Ngoài các thành tựu đạt được ở cương vị một người tuhành, Thiền sư Samyeong Daesa được nhiều người biết đến vì nỗ lực ngoại giao đảmbảo hòa bình cho bán đảo Hàn Quốc trong cuộc xâm lấn lãnh thổ của người Nhật Bảnvào thế kỷ 16.

Triển lãm mở cửa vào giữa tháng 10 qua, trưng bày 5tác phẩm thư pháp mà thiền sư để lại tại chùa Koshou-ji, thành phố Uji, phía namKyoto - nơi ngài đã lưu lại khi đến Nhật Bản.

Ngoài ra, triển lãm còn có các bản viết tay của ngươìkhai sơn chùa Koshou-ji, Hòa thượng Enni Ryozen (1559 - 1619) - người đã cùngthảo luận với thiền sư Samyeong Daesa về tư tưởng, triết lý Phật giáo; tác phẩmBước vào lời dạy của Đức Phật (AnInquiry into the Buddhist Teaching) với 10 câu hỏi và các bài thơ của Thiền sư SamyeongDaesa. Ngoài ra, tượng chân dung thiền sư mượn từ bảo tàng của Đại học Dongkuk (Seoul)cũng được trưng bày trong dịp này.

Trong thời gian Hàn Quốc bị xâm lấn (1592 - 1598),Thiền sư Samyeong Daesa cùng tham gia với thầy mình là nhà sư Seosan Daesa, cócăn cứ quân sự nhà chùa bảo vệ đất nước. Khi thầy Hyujeong tuổi cao, thầy Yujeongđảm nhiệm trọng trách lãnh đạo đội quân tu sĩ tham gia các trận chiến ởPyongyang và Uiryeong vào năm 1592, ở Ulsan và Suncheon năm 1594.

Năm 1604, ngài đến Nhật Bản để thương lượng thiết lậphòa bình cho Hàn Quốc, sau khi thành công ngài quay trở về Hàn Quốc cùng 3.500người Hàn Quốc bị giam giữ tại Nhật Bản trong quá trình nỗ lực ngoại giao vơíNhật.

Triều đại Joseon kéo dài khoảng 500 năm (1392 - 1897)và được xem là đỉnh cao của nền văn hóa, văn chương cổ điển; cũng là giai đoạnphát triển cao về mặt khoa học và công nghệ của Hàn Quốc.

Triển lãm sẽ mở cửa đến giữa tháng 11 năm nay.

Trần Trọng Hiếu

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//vanhocnghethuat/2019/11/02/16d498/