Hàn Quốc góp mặt ở eo Hormuz, căng thẳng ngày càng leo thang

Theo thông tin được truyền thông Hàn Quốc đăng tải, nước này đã có kế hoạch triển khai quân tới vùng biển căng thẳng bậc nhất thế giới lúc này để 'bảo vệ lợi ích quốc gia'.

Trước căng thẳng ở eo biển Hormuz, Hàn Quốc đã quyết định góp quân nhằm giúp Mỹ ổn định lại vùng biển có quá nhiều giá trị kinh tế này và giúp tăng vị thế của Hàn Quốc trên trường quốc tế. Nguồn ảnh: Chosul.

Trước căng thẳng ở eo biển Hormuz, Hàn Quốc đã quyết định góp quân nhằm giúp Mỹ ổn định lại vùng biển có quá nhiều giá trị kinh tế này và giúp tăng vị thế của Hàn Quốc trên trường quốc tế. Nguồn ảnh: Chosul.

Theo thông tin được truyền thông Hàn Quốc đăng tải, Nhà Xanh đã lên kế hoạch để triển khai lực lượng đặc nhiệm Cheonghae tới eo biển Hormuz. Nguồn ảnh: Chosul.

Đây là lực lượng đặc nhiệm được Hàn Quốc huấn luyện chuyên cho nhiệm vụ chống cướp biển và lực lượng này hiện đang hoạt động ở vùng biển Somali - vùng biển rất gần với eo Hormuz. Nguồn ảnh: Chosul.

Lực lượng này mới chỉ được Seoul thành lập vào năm 2009 và ngay sau khi được thành lập, Cheonghae đã lập nhiều chiến công hiển hách trong đó có việc giải cứu một tàu chở dầu của Hàn Quốc bị cướp biển Somali bắt giữ. Nguồn ảnh: Chosul.

Đơn vị Cheonghae quy tụ những thành phần quân nhân thiện chiến và gan dạ nhất trong quân đội Hàn Quốc, được huấn luyện đặc biệt theo giáo trình do nước này tự biên soạn nên có lối tác chiến rất đặc trưng. Nguồn ảnh: Chosul.

Bộ quốc phòng Hàn Quốc khẳng định việc đưa đơn vị chống cướp biển Cheonghae cùng với các loại phương tiện hiện đại như trực thăng tới eo biển Hormuz là một trong những hành động nhằm bảo vệ các tàu thương mại của nước này trong vùng biển mất an ninh. Nguồn ảnh: Chosul.

Tuần trước, phía Mỹ cũng đã đề nghị các quốc gia đồng minh thân cận với mình bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức cùng Australia tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ an ninh hàng hải do Mỹ dẫn đầu ở Trung Đông hiện nay. Nguồn ảnh: Chosul.

Việc Hàn Quốc đồng ý tham gia vào hoạt động bảo vệ an ninh hàng hải này có thể coi là bước khởi đầu cho việc leo thang căng thẳng ở Trung Đông khi mà rất nhiều quốc gia trên thế giới - đặc biệt là các nền kinh tế phát triển có lợi ích kinh tế gắn liền với eo Hormuz. Nguồn ảnh: Chosul.

Lực lượng Cheonghae của Hàn Quốc có tổng cộng 302 nhân sự, vận hành một tàu khinh hạm có trọng tài 4500 tấn cùng một trực thăng chống ngầm, ba tàu cao tốc và chỉ có chuyên nhiệm vụ chống cướp biển. Nguồn ảnh: Chosul.

Mặc dù có lực lượng khá hoành tráng, tuy nhiên kể từ khi được thành lập tới nay, lực lượng này của Hàn Quốc cũng chỉ thực hiện được ba nhiệm vụ giải cứu quy mô vào các năm 2009, 2010 và 2011. Kể từ đó tới nay, Cheonghae chưa từng thực hiện bất cứ một nhiệm vụ tầm cỡ nào. Nguồn ảnh: Chosul.

Mời độc giả xem Video: Iran dọa đóng cửa eo biển Hormuz cho đỡ... đau đầu

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/han-quoc-gop-mat-o-eo-hormuz-cang-thang-ngay-cang-leo-thang-1257247.html