Hải Phòng phấn đấu tất cả các huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Thành phố Hải Phòng hiện có ba huyện Cát Hải, An Dương, Kiến Thụy hoàn thành toàn bộ 9 tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) và 14 thôn được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chất lượng nhiều tiêu chí đạt mức cao hơn chuẩn của T.Ư và trung bình cả nước).

Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Ảnh: DUY THÍNH

Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Ảnh: DUY THÍNH

Thành phố Hải Phòng hiện có ba huyện Cát Hải, An Dương, Kiến Thụy hoàn thành toàn bộ 9 tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) và 14 thôn được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chất lượng nhiều tiêu chí đạt mức cao hơn chuẩn của T.Ư và trung bình cả nước).

Thành phố phấn đấu hết năm 2020 có 100% số huyện đạt chuẩn huyện NTM; đến năm 2025 có bốn đơn vị đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu và 30 xã NTM nâng cao, 20 xã NTM kiểu mẫu; 100 thôn NTM kiểu mẫu; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 2 đến 2,5 lần so với năm 2020. Để đạt được những mục tiêu này, Hải Phòng tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng cơ cấu lại ngành, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm sạch bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, tăng cường liên kết tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Thành phố chú trọng tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch NTM phù hợp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa của địa phương. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ sở ở nông thôn, chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị; xây dựng và giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp, hình thành các vùng quê đáng sống. Xây dựng kế hoạch phát triển đô thị gắn với xây dựng NTM, tạo đà để đến năm 2030 chuyển đổi 50% số huyện thành quận như mục tiêu Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị đề ra.

* Xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, thời gian qua, các đơn vị, địa phương của tỉnh Bình Thuận thường xuyên nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời các vụ việc ngay khi phát sinh, làm tốt công tác đối thoại, dân vận trong giải quyết KNTC, hòa giải ở cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết xong 14 trong số 17 vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Tỷ lệ giải quyết đơn thư, tố cáo đạt cao (trong đó, các cơ quan cấp tỉnh đạt 92,87%; tỷ lệ giải quyết đơn thư phản ánh, kiến nghị đạt 94,09%). Qua giải quyết KNTC đã khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, thiếu sót và xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm.

Nhằm tiếp tục thực hiện tốt việc tiếp công dân, giải quyết KNTC, tỉnh Bình Thuận yêu cầu các cấp, các ngành, trước hết là bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, trưởng các phòng, ban chuyên môn cấp huyện thực hiện nghiêm túc công tác tiếp dân theo đúng Luật Tiếp công dân, thực hiện đúng Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18-2-2019 của Bộ Chính trị, khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; nâng cao hơn nữa chất lượng hòa giải ở cơ sở; tập trung chỉ đạo giải quyết đơn, thư KNTC thuộc thẩm quyền và của cấp trên giao; phối hợp giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài; giải quyết tốt đơn tố cáo liên quan cán bộ, công chức và đảng viên, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý để phục vụ công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/42044402-hai-phong-phan-dau-tat-ca-cac-huyen-dat-chuan-nong-thon-moi.html