Hãi hùng hoàng đế Trung Quốc dùng trinh nữ để trường sinh bất tử

Không ít hoàng đế Trung Quốc thời xưa ôm tham vọng trường sinh bất tử và Minh Thế Tông Chu Hậu Thông là một trong số đó. Ông hoàng này nghe theo các đạo sĩ bào chế thuốc trường sinh có thành phần là kinh nguyệt của trinh nữ.

 Trường sinh bất tử là tham vọng của nhiều hoàng đế Trung Quốc. Những bậc đế vương này tìm nhiều cách để có thể sống thọ ngang trời đất.

Trường sinh bất tử là tham vọng của nhiều hoàng đế Trung Quốc. Những bậc đế vương này tìm nhiều cách để có thể sống thọ ngang trời đất.

Minh Thế Tông Chu Hậu Thông là một trong những ông hoàng khao khát có cuộc sống bất tử. Thế nhưng, vị vua này theo đuổi phương thức trường sinh bất lão vô cùng quái dị, thậm chí khiến nhiều người khiếp sợ.

Tương truyền, Minh Thế Tông rất tin tưởng các đạo sĩ. Họ dâng lên cho ông một phương thuốc bào chế tiên đan giúp ông sống thọ ngang trời đất.

Phương thuốc trường sinh bất tử này có một thành phần là kinh nguyệt của trinh nữ.

Tin lời của đạo sĩ, Minh Thế Tông hạ lệnh bắt hàng ngàn trinh nữ từ các địa phương rồi đưa vào cung.

Tại hoàng cung, các đạo sĩ sẽ "chăm sóc" các trinh nữ. Cứ đến ngày đèn đỏ, đạo sĩ sẽ lấy kinh nguyệt của họ làm thành phần đặc biệt để bào chế thuốc trường sinh.

Để tăng thêm hiệu quả cho thuốc trường sinh, các đạo cho cho trinh nữ ăn lá dâu và uống nước lấy từ những giọt sương đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm.

Với chế độ ăn uống như vậy, các đạo sĩ tin rằng, kinh nguyệt của trinh nữ sẽ tốt nhất. Như vậy, thuốc trường sinh có hiệu quả lớn nhất.

Do sống trong tình trạng trên suốt thời gian dài, nhiều trinh nữ chết vì đói, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bị đánh đập, hành hạ tới chết vì có ý định bỏ trốn.

Dù sử dụng tiên đan có thành phần kỳ dị trên nhưng Minh Thế Tông vẫn không thể chống lại quy luật của tạo hóa đó là cái chết. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Bí quyết sống 130 tuổi của bộ tộc ở Trung Đông. Nguồn: VTC16.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/hai-hung-hoang-de-trung-quoc-dung-trinh-nu-de-truong-sinh-bat-tu-1370402.html