Hãi hùng cảnh núi lửa Kilanuea phun trào tạo nên cột khói bụi cao hàng nghìn mét trên bầu trời Hawaii

Ngọn núi lửa Kilanuea lại phun trào vào khoảng 4 giờ sáng ngày 17/5 tạo nên cột khói bụi cao 9 km trên bầu trời khiến hơn 1.000 người dân phải sơ tán. Đây là vụ phun trào núi lửa thứ 2 liên tiếp trong vòng 2 tuần qua trên Đảo Lớn, Hawaii.

Núi lửa Kilanuea (ảnh: Business Insider)

Ngọn núi lửa Kilanuea lại phun trào vào ngày 17/5 vừa qua tạo nên cột khói bụi cao 9 km trên bầu trời Hawaii. Cơ quan ứng phó tình trạng khẩn cấp bang Hawaii cho biết vụ phun trào bắt đầu từ khoảng 4 giờ sáng (theo giờ địa phương). Các nhà chức trách đã sơ tán người dân khỏi khu vực gần miệng núi lửa của Kilauea và kêu gọi những người xung quanh khu vực ảnh hưởng tìm nơi trú ẩn.

Những vụ phun trào núi lửa trên Đảo Lớn của Hawaii đã liên tục xảy ra trong khoảng 2 tuần qua làm tổn hại nghiêm trọng tới các khu dân cư lân cận. Tới nay, đã có hơn 1000 người dân phải sơ tán. Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, ngoài nguy cơ hỏa hoạn do dung nham nóng chảy, mức độ lưu huỳnh dioxide cao phun ra từ núi lửa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ quan hô hấp của trẻ em và người cao tuổi.

Những bức ảnh dưới đây sẽ cho thấy hậu quả khủng khiếp khi dung nham tràn vào khu dân cư:

Hình ảnh của vụ phun trào núi lửa sáng ngày 17/5 tạo nên cột khói cao tới 9 km trên bầu trời Hawaii. Nguồn: USGS

Núi lửa ở Đảo Lớn, Hawaii đã phun trào liên tục kể từ 3/5. Dung nham nóng chảy tràn vào khu dân cư khiến hàng ngàn người phải sơ tán. Nguồn: AP

Núi lửa ở Đảo Lớn, Hawaii đã phun trào liên tục kể từ 3/5. Dung nham nóng chảy tràn vào khu dân cư khiến hàng ngàn người phải sơ tán. Nguồn: AP. Nguồn: BI

Đầu tuần qua, Cục Khảo sát Địa chất Mỹ đã ban hành “cảnh báo khẩn” về mức độ ô nhiễm không khí sau vụ phun trào núi lửa. Nguồn: BI

Hơn 1000 người không thể trở về nhà vì vụ phun trào vẫn có dấu hiệu tiếp diễn. Nguồn: AP

Mặt đất xuất hiện 20 vết nứt khác nhau khi núi lửa bắt đầu hoạt động, tập trung nhiều nhất tại khu vực Leilani Estates gần núi lửa Kilanuea. Nguồn: AP

Ông Mark Clawson, một cư dân tại Leulani Estates trả lời trên Reuters rằng ông phải sơ tán tới địa điểm an toàn hơn và không biết liệu tài sản trong nhà có bị ảnh hưởng hay không. Nguồn: Reuters

Ông Clawson nói: “Tại đây (khu vực sơ tán), tôi cảm thấy bớt sợ hãi hơn. Vì nếu ở nhà, tôi có thể biến mất bất cứ lúc nào”. Nguồn: Reuters

Các nhà chức trách Hawaii cho biết họ không thể làm gì để bảo vệ người dân và tài sản mắc kẹt trong khu vực ảnh hưởng. Nguồn: USGS

Hình ảnh khu dân cư Leilani Estates chụp từ vệ tinh trước và sau vụ phun trào núi lửa. Nguồn: DigitalGlobe

Dòng dung nham phá hủy mọi thứ trong khu vực nó đi qua. Nguồn: USGS

Một số khu vực, dung nham dồn lại cao tới 12 mét. Nguồn: BI

Hình ảnh khác của khu dân cư Leilani Estates chụp từ trên cao. Phần màu đen là khu vực dung nham tràn qua, đốt cháy thảm thực vật. Nguồn: BI

Dòng dung nham phá hủy toàn bộ hệ thống điện, đường xá, nhà cửa. Nguồn: Reuters

Ông Hazen Komraus nói: “Hầu hết người dân tại đây đều không thể phàn nàn, không có sự lựa chọn”. Nguồn: Reuters

Cục Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết rất khó để dự đoán thời điểm núi lửa hoạt động vì “núi lửa không làm việc theo lịch trình”. Nguồn: AP

Việt Anh /

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/hai-hung-canh-nui-lua-kilanuea-phun-trao-tao-nen-cot-khoi-bui-cao-hang-nghin-met-tren-bau-troi-hawaii-173387.html