Hai cao thủ sử dụng kiếm thời Tam quốc ít được nhắc đến

Thời kì Tam quốc là thời kì loạn thế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc và cũng là thời đại cho ra đời rất nhiều mãnh tướng được hậu thế mến mộ.

Tam quốc là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Một cách chính xác theo khoa học thì nó bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học Trung Quốc cũng như nhiều người dân khác cho rằng thời kỳ này bắt đầu năm 190 khi liên minh chống Đổng Trác được thành lập cuối thời nhà Đông Hán.

Tam quốc là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc.

Tam quốc là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc.

Thời kỳ loạn chiến, mãnh tướng xuất hiện nhiều không đếm xuể. Do tính chất quần chiến giữa thiên binh vạn mã, đa số các mãnh tướng đều lựa chọn vũ khí có độ sát thương xa và rộng như trường đao hay trường thương. Tuy nhiên, cũng có những nhân vật chọn sử dụng kiếm. Đó là Vương Việt và Lưu Bị.

Vương Việt

Vương Việt là một kiếm khách thời kì cuối Đông Hán, những ghi chép về nhân vật này cũng rất ít ỏi, bất luận là trong Tam quốc chí hay Hậu Hán thư đều không nhắc tới cái tên này, ông chỉ xuất hiện duy nhất trong cuốn Điển luận của Tào Phi. Khoảng thời gian Hán Hiến Đế, Hán Linh Đế tại vị, Hổ Bôn tướng quân Vương Việt vì giỏi kiếm thuật, trong kinh thành, được xưng là Đế sư.

Trong chính sử, võ công của Vương Việt vô cùng cao cường, nhưng ông lại là một người ham danh lợi, luôn muốn làm quan to. Trong loạn Thập thường thị, ông đã giết chết không biết bao nhiêu quan binh để bảo vệ Hán Hiến Đế. Trong truyền thuyết dân gian, Vương Việt còn từng giao đấu với Lã Bố, hai người đánh chưa được mấy chiêu, Lã Bố đã xuống phong độ, tiếc rằng sau đó một loạt quan binh chạy tới nên Vương Việt chỉ đành chạy thoát thân.

Nếu là một fan của Tam quốc diễn nghĩa, chắc hẳn độc giả không xa lạ gì với nhân vật Lã Bố. Ông được đánh giá là một trong những vị tướng dũng mãnh nhất trong thời kỳ này. Lã Bố đã tham gia cuộc chiến quân phiệt cuối thời Đông Hán và cuối cùng bị thất bại và chết dưới tay của Tào Tháo.

Lã Bố được mệnh danh là “Chiến thần” thời Tam quốc.

Khi nhắc tới võ lực xuất chúng của Lã Bố, dân gian còn từng lưu truyền câu nói: "Nhất Lữ, nhị Triệu, tam Điển Vi, tứ Quan, ngũ Mã, lục Trương Phi", ý nói rằng trong số các dũng tướng nổi tiếng đương thời như Triệu Vân, Điển Vi, Quan Vũ, Mã Siêu hay Trương Phi, thì Lã Bố vẫn được xếp hàng thứ nhất.

Mà Vương Việt trong lần giao đấu với Lã Bố, đã khiến Lã Bố phải xuống phong độ đủ để thấy kiếm pháp của ông không phải dạng vừa.

Lưu Bị

Lưu Bị (161 – 223) tự là Huyền Đức, người quận Trác thuộc U Châu, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Do ảnh hưởng quá lớn từ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nên nhiều người cho rằng Lưu Bị là một người nhu nhược, không có tài năng gì, nhờ may mắn có các cận thần tài giỏi mà ông mới dựng được cơ nghiệp.

Lưu Bị (giữa) từng nhiều lần một mình phá vòng vây của địch để bảo toàn tính mạng.

Trên thực tế, ghi chép của bộ chính sử Tam quốc chí cho thấy Lưu Bị là một vị tướng có tài cầm quân, ứng phó linh hoạt, nhất là khả năng nhìn thấu nội tâm, thu phục nhân tài và khiến họ một lòng trung thành với mình, cả Tào Tháo cũng đánh giá rất cao tài năng của ông.

Lưu Bị từng nhiều lần một mình phá vòng vây của địch để bảo toàn tính mạng. Ngoài ra vũ khí Lưu Bị sử dụng là song kiếm. Trong võ lâm, sử dụng được song kiếm không có mấy người cho nên có thể nói rằng Lưu Bị rất có thể là một cao thủ.

Trong dân gian có giai thoại kể lại rằng, trong đêm tân hôn với Tôn Thượng Hương (em gái Tôn Quyền), Lưu Bị có màn đấu kiếm khá thú vị với Tôn Thương Hương. Ở trận chiến này, Lưu Bị tự nhận mình “không giỏi gì, chỉ giỏi kiếm pháp”. Điều đó như chứng minh Lưu Bị là một người sử dụng kiếm điêu luyện.

Quốc Tiệp (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/hai-cao-thu-su-dung-kiem-thoi-tam-quoc-it-duoc-nhac-den-a494479.html