Hacker đòi 70 triệu USD: Bao nạn nhân của REvil khét tiếng?

Băng nhóm hacker REvil khét tiếng tuyên bố đang khóa 1 triệu thiết bị, chỉ chấp nhận rút lui với khoản tiền chuộc 70 triệu USD. Trước sự việc này, REvil từng hack và đòi tiền chuộc từ nhiều cá nhân, tổ chức, bao gồm cả Apple.

Hiện dư luận xôn xao trước thông tin băng nhóm hacker REvil khét tiếng tuyên bố đang khóa 1 triệu thiết bị. Nhóm tin tặc này đòi tiền chuộc 45.000 USD/thiết bị và trả một lần duy nhất bằng Bitcoin. Nếu thông tin này là chính xác thì với số tiền 70 triệu USD, REvil trở thành nhóm hacker gây ra một trong những vụ tấn công lớn nhất trong lịch sử tội phạm mạng.

Hiện dư luận xôn xao trước thông tin băng nhóm hacker REvil khét tiếng tuyên bố đang khóa 1 triệu thiết bị. Nhóm tin tặc này đòi tiền chuộc 45.000 USD/thiết bị và trả một lần duy nhất bằng Bitcoin. Nếu thông tin này là chính xác thì với số tiền 70 triệu USD, REvil trở thành nhóm hacker gây ra một trong những vụ tấn công lớn nhất trong lịch sử tội phạm mạng.

Chuỗi cửa hàng tạp hóa Coop của Thụy Điển là nạn nhân lớn nhất trong đợt tấn công do nhóm tin tặc REvil gây ra. Họ phải đóng cửa gần 800 chi nhánh. Hệ thống tính tiền của Coop được quản lý bởi Visma Esscom. Chuỗi cửa hàng tạp hóa Coop là một khách hàng của Kaseya.

Trước đó, nhóm tin tặc REvil được cho là nằm ở Đông Âu triển khai cuộc tấn công hàng loạt vào Kaseya - đơn vị cung cấp giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các bản cập nhật phần mềm. Không những vậy, nhiều khách hàng của Kaseya cũng trở thành nạn nhân của REvil.

Trước sự việc nghiêm trọng trên, ngày 4/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu các cơ quan của chính phủ nước này dốc toàn lực để điều tra vụ hack nguy hiểm liên quan đến REvil.

Hiện giới chuyên gia chưa thể xác định có bao nhiêu hệ thống bị lây nhiễm để kiểm chứng con số 1 triệu máy bị khóa theo tuyên bố của REvil. Thêm nữa, không ít nạn nhân không công khai việc bị hacker tấn công, đòi tiền chuộc.

Công ty an ninh mạng Huntress - đơn vị đang hỗ trợ Kaseya xử lý sự cố cho hay đã ghi nhận 1.000 doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các vụ tấn công do REvil gây ra.

Đây không phải là lần đầu tiên REvil gây ra vụ hack gây chấn động dư luận khiến nhiều cá nhân, tổ chức, công ty trở thành nạn nhân. Vào tháng 4 vừa qua, nhóm hacker này tuyên bố đang có trong tay hàng nghìn tập tin dữ liệu bí mật liên quan đến kỹ thuật các sản phẩm của "gã khổng lồ" Apple.

REvil đăng trên một diễn đàn web đen rằng đã đánh cắp bản thiết kế sản phẩm của Apple từ Quanta. Đây là nhà cung cấp sản xuất sản phẩm cho Apple có trụ sở tại Đài Loan. Nhóm tin tặc tiếp cận Apple sau khi Quanta từ chối trả khoản tiền chuộc trị giá 50 triệu USD.

Quanta đã xác nhận rằng, các máy chủ của họ bị tấn công. Sau khi xảy ra vụ việc, nhóm bảo mật thông tin của Quanta Computer đã làm việc với các chuyên gia công nghệ thông tin bên ngoài để đối phó với các cuộc tấn công mạng. Vì vậy, công ty không bị thiệt hại đáng kể nào đến hoạt động kinh doanh từ vụ hack.

Vào ngày 15/5/2020, nhóm tin tặc REvil tuyên bố thâm nhập thành công vào hệ thống mạng của hãng luật Grubman Shire Meiselas & Sacks tại New York, Mỹ.

REvil khẳng định có trong tay 767 GB dữ liệu của Grubman và đòi số tiền chuộc lên đến 42 triệu USD. Nhóm tin tặc đe dọa nếu Grubman không trả tiền chuộc thì chúng sẽ phát tán thông tin mật về Tổng thống Donald Trump.

Để chứng minh, REvil tung ra 169 email có đề cập tới Tổng thống Mỹ. Thế nhưng, tất cả những email đó đều không có nội dung gì quan trọng. Cuối cùng, REvil tuyên bố bán gói dữ liệu đã hack được cho bên thứ ba.

Mời độc giả xem video: Nhóm hacker Anonymous lớn nhất thế giới kêu gọi xóa TikTok. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hacker-doi-70-trieu-usd-bao-nan-nhan-cua-revil-khet-tieng-1559137.html