Hà Tĩnh và ước mơ biến nắng, gió thành năng lượng sạch vì con người

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chấp thuận cho Công ty CP Điện mặt trời Miền Trung MK thực hiện việc khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng 4 nhà máy điện gió tại Kỳ Anh. Nếu được Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Công Thương quan tâm, Hà Tĩnh sẽ phát huy được tiềm năng và lợi thế phát triển năng lượng sạch ở địa phương.

Điện gió. Ảnh Ngô Đức Hành

Điện gió. Ảnh Ngô Đức Hành

2 dự án 7 nhà máy đang chờ phê duyệt

Như trong bài báo “Năng lượng gió, thành tố quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng” (https://vanhien.vn/news/nang-luong-gio-%E2%80%93-thanh-to-bao-dam-an-ninh-nang-luong-80316), vanhien.vn đã đề cập, đến thời điểm hiện tại trong 91 dự án điện gió đã được bổ sung vào quy hoạch, phần lớn tập trung tại Tây Nam Bộ với 37 dự án có tổng công suất 3.116 MW; Tây Nguyên 28 dự án có tổng công suất 2.452 MW; Bắc Trung Bộ 16 dự án với công suất 941 MW (chủ yếu tại Quảng Trị với 14 dự án, tổng công suất 569,2 MW). Tại Hà Tĩnh chỉ mới có duy nhất một dự án là Trang trại phong điện HBRE Hà Tĩnh, công suất vỏn vẹn 120 MW.

Công ty CP Phong điện HBRE Hà Tĩnh là đơn vị thành viên của Công ty CP Tập đoàn HBRE (HBRE Group). HBRE Group thành lập từ năm 2010 đã, đang thực hiện các dự án điện gió ở Tây Nguyên, Phú Yên…

Chính vì thế, tháng 6/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng ký có văn bản đề Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét thẩm định, phê duyệt Dự án Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh).

Theo đó, nội dung cần điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch gồm: 1. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP điện mặt trời miền Trung MK; 2. Địa điểm thực hiện tại khu vực trên đất liền và trên biển các xã: Kỳ Khang, Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh); 3. Diện tích đất cho khảo sát, nghiên cứu đầu tư khoảng 2.800ha; 4. Diện tích đất sử dụng có thời hạn để xây dựng dự án là 34,25ha (chiếm 1,2% diện tích khảo sát, nghiên cứu)...

Dự kiến tổng công suất lắp đặt của dự án là 403,2 MW (bao gồm 4 nhà máy, mỗi nhà máy có công suất 100,8 MW); sản lượng điện phát lên lưới của toàn bộ dự án là 1.139 GWh/năm. Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 16.206,9 tỷ đồng.

Về thời gian vận hành, dự án Điện gió Kỳ Anh MK1 bắt đầu vận hành từ tháng 6/2022, dự án Điện gió Kỳ Anh MK2 vận hành tháng tháng 12/2022, dự án Điện gió Kỳ Anh MK3 vận hành tháng tháng 6/2023 và dự án điện gió Kỳ Anh MK4 vận hành tháng 12/2023.

Trước đó, hồi tháng 4/2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có văn bản trình Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất cụm dự án điện gió Kỳ Anh của Công ty CP Năng lượng Phước Trung vào Quy hoạch điện VII (điều chỉnh).

Điện gió, năng lượng thân thiện môi trường. Ảnh Ngô Đức Hành

Cụm dự án Nhà máy điện gió Kỳ Anh do Công ty CP Năng lượng Phước Trung đề xuất xây dựng tại các xã: Kỳ Tân, Kỳ Tây, Lâm Hợp và Kỳ Văn (huyện Kỳ Anh), với tổng mức đầu tư 4.915 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn 30% của doanh nghiệp, 70% chủ đầu tư huy động từ nguồn vay tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Dự án này với cụm 3 nhà máy, với tổng công suất lắp đặt 150 MW, sản lượng điện phát lên lưới khoảng 482 GWh/năm; thời gian vận hành vào quý 3/2021. Quá trình thực hiện là 18 tháng (bao gồm thời gian khảo sát đo gió).

Tiềm năng lớn cần được đánh thức

Hà Tĩnh là địa phương có tiềm năng rất lớn trong đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể là các nhà máy điện mặt trời, điện gió.Theo số liệu của Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, Hà Tĩnh có tổng mức bức xạ mặt trời tương đối cao, trung bình 1.562 kWh/m2/năm, số giờ nắng trung bình trên 1.600 giờ/năm. Đây là điều kiện để đầu tư các dự án điện mặt trời.

Hà Tĩnh có 137km bờ biển và nhiều diện tích hoang hóa chạy dọc bờ biển từ Nghi Xuân vào đến Kỳ Anh, tiềm năng gió lớn. Đây là mặt bằng lý tưởng để đầu tư, lắp đặt các nhà máy điện gió, điện mặt trời. Do vậy, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang tìm đến hy vọng được tham gia đầu tư.

Theo ông Trần Tiến Hưng, hiện tại, vị trí khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK chưa có trong danh mục Quy hoạch điện VII điều chỉnhnên chưa có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Hà Tĩnh và huyện Kỳ Anh được phê duyệt.

Nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản đề Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét thẩm định, phê duyệt Dự án Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK vào Quy hoạch Điện VII điều chỉnh.

Nội dung cần điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch gồm: chủ đầu tư dự án là Công ty CP điện mặt trời Miền Trung MK; địa điểm thực hiện tại khu vực trên đất liền và trên biển các xã Kỳ Khang, xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh); diện tích đất cho khảo sát, nghiên cứu đầu tư khoảng 2.800ha; diện tích đất sử dụng có thời hạn để xây dựng dự án là 34,25ha (chiếm 1,2% diện tích khảo sát, nghiên cứu)...

vị trí khảo sát, nghiên cứu lập Dự án đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK chưa có trong danh mục nguồn điện thuộc Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến 2030.

Dự kiến tổng công suất lắp đặt của dự án là 403,2MW, bao gồm 4 nhà máy, mỗi nhà máy có công suất 100,8MW; sản lượng điện phát lên lưới của toàn bộ dự án là 1.139 GWh/năm.Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 16.206,9 tỷ đồng.

Về thời gian vận hành, Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK1 bắt đầu vận hành từ tháng 6/2022, Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK2 vận hành tháng tháng 12/2022, Nhà máy Điện gió Kỳ Anh MK3 vận hành tháng tháng 6/2023, Nhà máy điện gió Kỳ Anh MK4 vận hành tháng 12/2023.

Nhà máy điện gió Kỳ Anh MK với ưu điểm sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, phù hợp với chủ trương và phát huy được tiềm năng tự nhiên của tỉnh, sau khi đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh và cung ứng một phần cho nguồn điện quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.

Trước đó, tháng 4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng cũng đã có văn bản trình Chính phủ, Bộ Công thương đề xuất cụm dự án điện gió 4.915 tỷ đồng của Công ty CP Năng lượng Phước Trung vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh).

Theo đó, cụm dự án Nhà máy điện gió Kỳ Anh do Công ty CP Năng lượng Phước Trung đề xuất xây dựng tại các xã: Kỳ Tân, Kỳ Tây, Lâm Hợp và Kỳ Văn (huyện Kỳ Anh), với tổng mức đầu tư 4.915 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn 30% của doanh nghiệp, 70% chủ đầu tư huy động từ nguồn vay tín dụng ngân hàng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Hệ thống truyền dẫn là lợi thế cạnh tranh về đầu tư điện gió. Ảnh Ngô Đức Hành

Dự án này với cụm 3 nhà máy, với tổng công suất lắp đặt 150 MW, sản lượng điện phát lên lưới khoảng 482 GWh/năm; thời gian vận hành vào quý 3/2021. Quá trình thực hiện là 18 tháng (bao gồm thời gian khảo sát đo gió).

Trong đó, Nhà máy điện gió Kỳ Anh PT1 được khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án trên diện tích khoảng 6,13 ha, diện tích đất để xây dựng dự án là 9,29 ha (chiếm 1,5% diện tích khảo sát, nghiên cứu). Tổng công suất lắp đặt của nhà máy là 50 MW, sản lượng điện phát lên lưới 129,171 GWh/năm, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.638 tỉ đồng.

Nhà máy điện gió Kỳ Anh PT2 được khảo sát, nghiên cứu đầu tư trên diện tích khoảng 1.843 ha, diện tích xây dựng dự án là 9,74 ha. Dự kiến công suất lắp đặt 50 MW, sản lượng điện phát lên lưới 193,389 GWh/năm, dự kiến tổng mức đầu tư là hơn 1.638 tỉ đồng.

Nhà máy điện gió Kỳ Anh PT3 được khảo sát, nghiên cứu đầu tư trên diện tích khoảng 1.300 ha, diện tích xây dựng dự án là 12,44 ha. Tổng công suất lắp đặt của nhà máy là 50 MW, sản lượng điện phát lên lưới 159 GWh/năm, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.638 tỉ đồng.

Được biết, nhiều nhà đầu tư khác cũng đang “nhòm ngó” thị trường năng lượng tái tạo của Hà Tĩnh. Hy vọng được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Công thương, Hà Tĩnh sẽ đóng góp được nhiều vào sự phát triển của đất nước bằng chính nắng và gió miền Trung./.

Ngô Đức Hành

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/ha-tinh-va-uoc-mo-bien-nang-gio-thanh-nang-luong-sach-vi-con-nguoi-80333