Hà Tĩnh: Đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 'Lễ hội Đền Chiêu Trưng'

Lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Chiêu Trưng vừa được diễn ra tại Hà Tĩnh.

Ngày 15/6 (tức mùng 2-5 Âm lịch), tại thị trấn Thạch Hà, UBND huyện Thạch Hà đã phối hợp với huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Chiêu Trưng.

Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa ph vật thể quốc gia "Lễ hội Đền Chiêu Trưng".

Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa ph vật thể quốc gia "Lễ hội Đền Chiêu Trưng".

Trước đó, ngày 20-6-2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định công bố Lễ hội Đền Chiêu Trưng đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội đền Chiêu Trưng (hay còn gọi là lễ hội Đền Lê Khôi) được tổ chức từ ngày mùng 1 đến mùng 3/5 âm lịch hàng năm.

Từ lâu, lễ hội đã trở thành một nếp sống, nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống, gắn bó mật thiết của người dân ở các xã vùng bãi ngang ven biển Thạch Bàn, Thạch Hải (huyện Thạch Hà) và xã Thạch Kim, Mai Phụ (huyện Lộc Hà).

Hàng trăm người được huy động từ các cơ quan, đoàn thể tham gia phục vụ lễ hội.

Thông qua lễ hội, người dân vừa tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc danh tướng Lê Khôi vừa cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, làm ăn gặp nhiều thuận lợi; đồng thời cầu mong cho mỗi chuyến ra khơi bám biển luôn được bình an, cá mực đầy thuyền...

Hàng năm để Lễ hội Đền Chiêu Trưng diễn ra trong không khí trang nghiêm, linh thiêng trọn vẹn suốt trong 3 ngày liền, chính quyền huyện Thạch Hà và huyện Lộc Hà, Ban Quản lý Đền Lê Khôi cùng chính quyền và nhân dân 4 xã bãi ngang ven biển chuẩn bị rất chu đáo mọi thứ từ trước đó 2 tháng.

Theo Ban quản lý đền Lê Khôi: Lễ hội đền Lê Khôi đã tồn tại hơn 500 năm và đến nay vẫn bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Trong lễ hội, lễ rước kiệu được chuẩn bị công phu, mỗi đoàn rước có hơn 100 người, đi bằng 5-7 thuyền/đoàn và đều được trang trí cờ hoa. Trong đoàn, nữ giới mặc áo dài, đầu đội khăn xếp. Nam giới mặc quần áo binh lính màu vàng có chỉ nẹp giải đỏ, đội nón gõ sơn (gỗ gõ ghép thành nón, phết sơn), mang kiếm, đao, chùy, giáo đi đầu đoàn rước. Nữ giới đội mâm trầu cau, hoa quả; nam giới gánh kiệu, trong đó có 2 người mang kiếm ngũ sự, những người có tang không được tham gia rước kiệu. Trong đoàn rước còn có phường bát âm nhạc lễ, tàn, lọng, cờ, đồ tế khí… Thuyền của dân làng lân cận và ngư dân các nơi thường ra vào Cửa Sót và đoàn thuyền rồng tham gia thi bơi cũng tham gia đoàn rước.

Lễ đón rước Bằng chứng nhận từ trên bờ xuống dưới thuyền.

Hàng chục cô giáo quỳ gối, khóc lóc trước trường mầm non.

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/ha-tinh-don-bang-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-le-hoi-den-chieu-trung-d128552.html