Hà Nội: Tăng cường công tác phòng chống tay chân miệng và bạch hầu

Thông báo của Cục Y tế Dự phòng, hiện nay dịch bệnh bạch hầu đang có diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố khu vực Tây Nguyên và ghi nhận các trường hợp tử vong, những trường hợp mắc bệnh hầu hết là do chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Bệnh bạch hầu có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh bạch hầu có thể dẫn đến tử vong.

Trước tình hình đó,Sở Y tế Hà Nội có văn bản 3957/SYT-NVY yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng, cơ sởkhám chữa bệnh trong và ngoài công lập yêu cầu các đơn vị tăng cường công tácphòng chống tay chân miệng và bạch hầu.

Bệnh chân tay miệng có chiều hướng giatăng

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội chobiết: Từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 329 trườnghợp mắc tay chân miệng, số mắc tương đương với cùng kỳ của năm 2019, tuy nhiêncó dấu hiệu gia tăng trong hai tuần gần đây.

Sở Y tế yêu cầu Trung tâmKiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về giám sátvà xử lý dịch bệnh bạch hầu và tay chân miệng cho TTYT các quận, huyện, thị xã.Giám sát chặt chẽ tình hình dịch tại các cơ sở y tế được phân công. Hướng dẫncác đơn vị rà soát toàn bộ đối tượng tiêm chủng để không bỏ sót đối tượng trongdiện tiêm chủng mở rộng, kể cả đối tượng vãng lai và đối tượng thuộc diện tiêmchủng mở rộng nhưng sử dụng vắc xin dịch vụ.

Tiêm phòng cho trẻ để ngăn ngừa dịch bệnh. (MH)

Yêu cầu các đơn vị triển khai tiêm bổ sung ngay trong tháng đôívới các trường hợp trì hoãn tiêm chủng trong ngày tiêm chủng hàng tháng và tiêmvét cho tất cả các đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm chủngđầy đủ, đặc biệt là đối với những loại vắc xin có chứa thành phần bạch hầu.

Tăng cường công tác phòng chống dịch

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sátcác đơn vị thực hiện việc triển khai phòng chống dịch; phối hợp với các đơn vịliên quan kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện tốt côngtác phòng chống dịch trong trường học. Đồng thời, cung ứng đầy đủ Cloramin B,thuốc uống dự phòng và trang thiết bị cần thiết cho công tác xử lý dịch.

Với TTYT các quận, huyện, thị xã, Sở Ytế yêu cầu rà soát đối tượng trong diện tiêm chủng và tổ chức tiêm chủng đâỳđủ, đúng lịch, tránh bỏ sót đối tượng. Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạođịa phương triển khai các biện pháp phòng bệnh trong trường học. Chủ động giámsát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng và các cơ sở y tế được phân công giámsát; tổ chức cách ly và xử lý ổ dịch kịp thời, không để dịch lây lan.

Để nâng cao nhận thức của người bệnh vàcộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu cũng như tay chânmiệng, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chốngdịch bệnh. Phòng chống bệnh tay chân miệng cần thực hiện vệ sinh môi trường, vệsinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồchơi cho trẻ. Phòng bệnh bạch hầu bằng cách đi tiêm chủng đầy đủ vắc xin;thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinhthân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờmắc bệnh; người mắc bệnh phải được đến khám, điều trị và cách ly tại cơ sở y tế.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập cần đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị y tế, tập huấn cho cán bộ về phác đồ cấp cứu và điều trị tay chân miệng và bệnh bạch hầu; tổ chức tốt việc thu dung, sàng lọc, cấp cứu điều trị bệnh nhân, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện nhằm hạn chế tử vong.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/ha-noi-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-tay-chan-mieng-va-bach-hau-20200709170317758.html