Hà Nội phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

* Cà Mau giải quyết thủ tục hành chính trực tuyếnUBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 16-4 triển khai công tác khuyến nông của thành phố năm 2020.

Bộ phận một cửa huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau tiếp nhận những hồ sơ, thủ tục hành chính chưa được thực hiện trực tuyến. Ảnh: TRÚC ĐÀO

Bộ phận một cửa huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau tiếp nhận những hồ sơ, thủ tục hành chính chưa được thực hiện trực tuyến. Ảnh: TRÚC ĐÀO

Theo kế hoạch này, trong năm 2020, thành phố sẽ tập huấn cho hơn 7.000 lượt cộng tác viên, nông dân, người sản xuất nhằm nâng cao trình độ tay nghề trong quản lý, sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chất lượng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm. Thành phố yêu cầu các cấp, các ngành triển khai đồng bộ nhiều nội dung. Cụ thể, thành phố xây dựng 13 mô hình cho sáu nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, gồm: Sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP; sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm; phát triển sản xuất rau, hoa, quả ứng dụng công nghệ cao; sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao; sử dụng các giống cây trồng mới, các tiến bộ kỹ thuật mới, thích ứng biến đổi khí hậu; sử dụng chế phẩm vi sinh, sinh học để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch… Trong lĩnh vực chăn nuôi, thành phố tập trung phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi gia cầm gắn với tiêu thụ sản phẩm; phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng biến đổi khí hậu. Trong lĩnh vực thủy sản, phát triển mô hình nuôi thủy sản theo phương pháp VietGAP; chú trọng mô hình nuôi thủy đặc sản…

* Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tỉnh Cà Mau chủ động triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cắt giảm những thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả. Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh và các điểm tiếp nhận, trả kết quả của các cấp, ngành chỉ tiếp nhận những hồ sơ, thủ tục trực tiếp tại nơi làm việc đối với những hồ sơ, thủ tục chưa thực hiện được qua môi trường mạng. Không tổ chức trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh, các điểm tiếp nhận và trả kết quả của các cấp, ngành trong tỉnh. Các cơ quan, đơn vị trực tiếp đảm trách nhiệm vụ giải quyết TTHC chỉ trả kết quả trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu điện chuyển đến tận nơi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết TTHC.

Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh phối hợp các đơn vị cử công chức, viên chức trực luân phiên để hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC bằng nhiều hình thức, như: trả lời ý kiến khách hàng trực tiếp và qua số điện thoại đường dây nóng, hướng dẫn, hỗ trợ tạo tài khoản giao dịch trực tuyến, nộp hồ sơ trực tuyến, trả kết quả giải quyết hồ sơ của các cơ quan, đơn vị ủy quyền... Các cấp, ngành tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Nhờ đó, việc nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng tăng cao so trước đây. Từ đầu năm đến nay, cấp tỉnh đã có hơn 65.600 trong số hơn 68.800 hồ sơ phải xử lý được giải quyết trước hạn và đúng hạn, trong đó có hơn 37.600 hồ sơ nộp trực tuyến. Cấp huyện có hơn 24.400 trong số 29.600 hồ sơ phải xử lý được giải quyết trước hạn và đúng hạn, trong đó có gần 4.870 hồ sơ nộp trực tuyến.

PV và TTXVN

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/44213402-ha-noi-phat-trien-nhieu-mo-hinh-san-xuat-nong-nghiep-ung-dung-cong-nghe-cao.html