Hà Nội nên cho xe con đi vào làn BRT

Một việc cần thiết làm ngay, đó là cho xe ô tô con được đi vào làn xe BRT ở thủ đô Hà Nội. Đây là việc hoàn toàn khả thi.

Dự án Đường sắt đô thị số 1: Yên Viên - Ngọc Hồi do UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư. Trong đó, hạng mục quan trọng là cầu đường sắt vượt sông Hồng.

Hạng mục này do Tổng công ty Tư vấn thiết kế công trình giao thông (TEDI) đề xuất. Cầu đường sắt vượt sông Hồng sẽ tọa lạc cách cầu Long Biên 30m, về phía thượng lưu (sông Hồng), với khổ rộng đường sắt tiêu chuẩn hiện đại 1,435m - chứ không hẹp 1m như (khổ rộng đường sắt) trên cầu Long Biên.

Hà Nội phê duyệt kế hoạch xây dựng cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Chưa giảm được ùn tắc giờ cao điểm?

Tuy nhiên, tôi cho rằng, quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2050, mới có 18 cầu qua sông Hồng. Và cầu Tứ Liên (nối quận Tây Hồ - huyện Đông Anh) sẽ thi công xây dựng trong tương lai gần, cũng không hy vọng giảm ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm ở cầu Chương Dương (gần cầu Tứ Liên tương lai).

Thế nên vẫn rất cần thiết xây dựng bổ sung cầu Hàng Đậu, tọa lạc cùng vị trí với cầu đường sắt vượt sông Hồng, trên cơ sở mở rộng thêm ra 2 bên cầu đường sắt, để cho xe cơ giới đường bộ đi lại, qua sông. Như vậy, có thể gọi là cầu Hàng Đậu liên hợp đường sắt, đường bộ. Nhưng cũng có thể tách phần cầu đường bộ thành một dự án riêng.

Đặc biệt, cầu Hàng Đậu liên hợp (đường sắt, đường bộ) sẽ tọa lạc ở vị trí nhạy cảm, khá gần cầu Long Biên. Do đó, cầu liên hợp cần được thiết kế cho tàu, xe chạy trên kết cấu chịu lực, để hạn chế ảnh hưởng đến tầm nhìn vẻ đẹp của cầu Long Biên. Về kỹ thuật chuyên ngành cầu đường, gọi tắt cầu “cầu chạy trên” - nó cũng tương tự như hệ thống cầu cạn cho đường sắt chạy trên cao.

Việc cần làm ngay

Còn một việc khác, cần thiết làm ngay: Cho xe ô tô con được đi vào làn xe BRT ở thủ đô Hà Nội là hoàn toàn khả thi. Bởi vì làn xe BRT (Hà Nội), được thiết kế ở trong cùng (sát dải phân cách giữa, hoặc sát tim đường), chứ không ở ngoài cùng (sát vỉa hè đường phố) như làn xe tơ rô lây buýt (xe điện bánh lốp) ở thủ đô Matxcova, nước Nga.

Làn xe tơ rô lây buýt (xe điện bánh lốp) ở thủ đô Matxcova, nước Nga

Trở lại việc cho xe ô tô con được đi vào làn xe BRT (Hà Nội), chỉ cần lắp đặt hệ thống biển báo hiệu cấm xe tải, xe 2-3 bánh chạy trên làn xe BRT. Đồng thời, trên những xe BRT được trang bị loa có ghi âm sẵn tiếng gọi ngắn gọn: “Các phương tiện nhường đường BRT”, để tài xế sẽ bấm còi và bật loa mỗi khi vượt các ô tô con đang đi vào làn xe (BRT).

Mặt khác, đối với những tài xế lái ô tô con đang đi vào làn xe BRT, qua gương chiếu hậu hoặc nghe tiếng còi, loa xe (BRT), cần nhanh chóng chuyển sang làn đường bên phải (trong điều kiện có thể) để nhường đường (BRT).

Tất nhiên “vạn sự khởi đầu nan” trong thời gian đầu, đề nghị lãnh đạo TP Hà Nội chỉ đạo Công an TP bố trí CSGT tuần tra kiểm soát và tích cực xử lý kịp thời những người lái ô tô con… trong điều kiện có thể (làn xe bên phải đang trống vắng…) mà vẫn “ngoan cố”, không chịu chuyển làn để nhường đường BRT.

Trong thời gian sau, dần dần sẽ hình thành nếp quen văn minh, lịch sự của hầu hết những người lái xe ô tô con… Chỉ cần nhìn gương chiếu hậu, thấy xe BRT đang đến gần là họ sẽ tự giác nhanh chóng chuyển làn xe (trong điều kiện có thể), để nhường đường (BRT). Và lúc bấy giờ những tài xế BRT sẽ khỏi cần bấm còi, bật loa, để góp phần hạn chế những tiếng ồn trong thành phố Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại của chúng ta.

Dự án cầu Tứ Liên có tổng chiều dài toàn bộ tuyến kết nối lên đến 4,84 km. Khi được hoàn thành và đưa vào khai thác, nó sẽ trở thành cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng và là cây cầu dây văng thứ 2 tại Hà Nội, sau cầu Nhật Tân.

Theo phương án kiến trúc được phê duyệt, cầu Tứ Liên có thiết kế mang hình tượng rồng thiêng bay lên trời. UBND TP Hà Nội cho biết, cây cầu này sẽ được xây dựng bằng công nghệ tiên tiến bậc nhất Hà Nội nói riêng và trên toàn quốc nói chung.

Vị trí cầu Tứ Liên sẽ nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Long Biên, kết nối trục chính các khu đô thị được quy hoạch dọc đê Hữu Hồng với quốc lộ 5 kéo dài. Ngoài ra, dự án còn kết nối trực tiếp khu vực đô thị của huyện Đông Anh với trung tâm thành phố Hà Nội; cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên; đường vành đai 3…

Nhằm tạo mạch giao thông hiện đại và thông suốt, các trục đường quy hoạch mới xuống bãi giữa sông Hồng và các trục đường quy hoạch xung quanh cầu Tứ Liên cũng được hình thành.

Nguyễn Thành Lập

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/hai-viec-can-thiet-bac-cau-hang-dau-va-cho-oto-con-di-vao-lan-brt-ha-noi-2031823.html