Hà Nội: Lãnh đạo huyện Quốc Oai có quên Luật?

Luật phòng chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 3, thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2013. Cùng với đó là nhiều văn bản hướng dẫn, chương trình tuyên truyền liên quan đến phòng chống tác hại của thuốc lá. Thế nhưng, dường như những quy định này đang nằm ngoài suy nghĩ và hành động của chính quyền huyện Quốc Oai?

Khói thuốc khắp công sở

Việc hút thuốc lá trong phòng làm việc, trong khi tiếp dân hoặc làm việc cùng đại diện các cơ quan khác, đang diễn ra khá phổ biến trong các công sở trên địa bàn huyện Quốc Oai. Hiện tượng bỏ các mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định diễn ra như một thói quen cố hữu.

Tại UBND huyện Quốc Oai, dễ dàng bắt gặp cảnh hút thuốc ngay hành lang phòng họp, khu vực hành lang tầng 2. Hút thuốc trong khuôn viên công sở và bỏ các mẩu thuốc ngay gốc cây cảnh, chậu cây cảnh là điều “bình thường ở huyện”.

Liên quan đến việc hút thuốc trong phòng và trong khi làm việc, ông Nguyễn Văn Cửu, chủ tịch UBND xã Phú Cát, huyện Quốc Oai là một “điển hình” cho việc này. Trong lúc làm việc với phóng viên, ông Cửu mở bao thuốc, lấy một điếu châm lửa, vừa “phì phèo” vừa nói.

Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, Hà Nội

Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, Hà Nội

Ngay cả khi một nữ nhân viên đi vào trình ký, ông cũng không rời tay khỏi điếu thuốc đang hút dở. Một tay cầm bút và một tay cầm thuốc, động tác chuyên nghiệp như một thói quen lâu năm.

Tác hại của thuốc lá

Khói thuốc lá với khoảng 7000 chất hóa học khác nhau, trong đó có khoảng 70 chất có thể gây ung thư. Sau khi vào cơ thể con người, các hóa chất này tác động lên các tế bào, gây viêm mãn tính, biến đổi tế bào dẫn đến loạn sản rồi chuyển thành ác tính.

Với các thành phần độc tính trong khói thuốc, khói thuốc lá có thể gây 25 căn bệnh khác nhau như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư thư da, các bệnh về tim mạch, các bệnh về hô hấp,…

Các bệnh từ thuốc lá có thể gây 90% các ca ung thư phổi trên thế giới, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hàng năm có khoảng 200.000 ca tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá.

Từ những con số đó, dẫn tới tổn thất kinh tế thế giới có nguyên nhân từ thuốc lá những con số khủng khiếp. Ước tính mỗi năm thiệt hại khoảng 500 tỷ đô do thuốc lá, chủ yếu do giảm, mất sức lao động; do chăm sóc y tế cho người bị bệnh do hút thuốc gây ra, hỏa hoạn và tác hại tới môi trường…

Môi trường làm việc không có khói thuốc lá giúp làm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc, từ đó giảm chi phí trực tiếp hay gián tiếp cho việc khám chữa bệnh liên quan đến khói thuốc.

Quyền con người được nâng cao khi người không hút thuốc sẽ không phải ngửi mùi thuốc, khói thuốc. Môi trường không khói thuốc giúp nhiều người hơn bỏ được thuốc, từ đó dành phần tài chính mua thuốc chuyển sang chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội.

Môi trường không khói thuốc giúp nguy cơ cháy nổ giảm đáng kể, bớt các chi phí liên quan đến cháy nổ và vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó nâng cao ý thức, tạo nếp sống văn minh, lịch sự cho các cán bộ, công chức, duy trì lối sống lành mạnh.

Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá có được triển khai?

Tàn thuốc lá vứt ngổn ngang tại các chậu cây cảnh

Tại công sở không có biển cấm hút thuốc việc này có đúng quy định? Bỏ mẫu thuốc lá và tàn thuốc không đúng nơi quy định có bị xử phạt? Có hay không việc tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý điều hành? Có hay không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ có bị phạt?

Để làm rõ thông tin, PV đã đặt lịch làm việc đến UBND huyện Quốc Oai nhưng đến nay, sau nhiều tháng trôi qua vẫn “bặt vô âm tín”.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin./.

Nguyễn Tuấn

Nguồn Sao Pháp Luật: http://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/ha-noi-lanh-dao-huyen-quoc-oai-co-quen-luat-7368/