Hà Nội: 'Chôn chân' trên tuyến đường vành đai 2 gần 9.500 tỉ đồng vừa thông xe

2 ngày sau khi tuyến đường vành đai 2 đoạn từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng (Hà Nội) thông xe, tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra vào giờ cao điểm.

Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động vào ngày 10-11, vào các giờ cao điểm trên tuyến đường vành đai 2 đoạn từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng (Hà Nội) lượng xe tham gia giao thông rất đông kiến đoạn đường này ùn tắc, nhiều phương tiện chỉ nhích từng chút trong khoảng thời gian dài.

Một số người dân không thể chịu được cảnh ùn tắc khi tham gia giao thông đã lao xe lên vỉa hè di chuyển khiến cảnh tượng ở khu vực này trở nên hỗn loạn.

Clip

Trước đó vào sáng 9-11, đường vành đai 2 trên cao, đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở chính thức được thông xe, riêng đoạn từ Ngã Tư Vọng tới cầu Vĩnh Tuy vẫn chưa thể đưa vào khai thác bởi vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.

Theo phân luồng giao thông, phương tiện xe ôtô được phép lưu thông trên tuyến đường vành đai 2 trên cao (đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng và ngược lại). Cấm các phương tiện xe môtô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ lưu thông trên tuyến đường vành đai 2 trên cao (đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng và ngược lại).

Dự án tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng đoạn đường từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng được UBND TP Hà Nội khởi công vào tháng 4-2018.

Đây là dự án theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), xây mới hoàn toàn tuyến đường bộ trên cao bằng cầu cạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, có chiều dài 5,1 km, rộng 19 m.

Còn phần đường vành đai 2 hiện tại từ Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng dài 3,1 km sẽ được mở rộng với mặt cắt 53,5 - 63,5 m, quy mô 8 làn xe (6 làn dành cho xe cơ giới và 2 làn xe dành cho xe thô sơ), có dải phân cách rộng 4 m ở giữa và vỉa hè rộng 4-6 m mỗi bên...

Dự án có phạm vi đi qua 4 quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Đống Đa với tổng mức đầu tư gần 9.500 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 4.194 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án là 2018-2020. Giai đoạn 1 từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở có thể thi công trong vòng 15 tháng với điều kiện giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư được lấy từ ngân sách TP.

Hình ảnh Báo Người Lao Động ghi nhận:

Ghi nhận vào sáng 10-11, trên đoạn đường từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở

Ghi nhận vào sáng 10-11, trên đoạn đường từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở

Đã thông xe trên cầu vượt vành đai 2, tuy nhiên xe di chuyển bên trên rất thưa thớt

Trong khi đó, bên dưới, người tham gia giao thông "rồng rắn" di chuyển

Theo ghi nhận vào buổi chiều cùng ngày, lượng phương tiện tham gia giao thông bắt đầu đông từ khoảng 17 giờ.

Người dân đứng chôn chân trong một thời gian dài

Nhiều người dân không chịu được cảnh tắc đường nên đã di chuyển lên vỉa hè

Lực lượng CSGT phân luồng giao thông

Một số người dân ngồi trên vỉa hè nhìn dòng người di chuyển từng chút một

Đến khoảng 18 giờ, lượng người tham gia vẫn đông, chưa có biểu hiện giảm ùn tắc

Lượng người tham gia giao thông hướng từ Nguyễn Trãi đi Ngã Tư Sở

Ghi nhận trên cầu vượt hướng đi Nguyễn Trãi

Ngô Nhung

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/thoi-su/ha-noi-chon-chan-tren-tuyen-duong-vanh-dai-2-gan-9500-ti-dong-vua-thong-xe-20201110201818669.htm