Hà Nội: Cận cảnh 2 KĐT kiểu mẫu xin điều chỉnh quy hoạch bị cư dân phản đối

Gần đây, Hà Nội liên tục xảy ra tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư (CĐT) xoay quanh vấn đề điều chỉnh quy hoạch, đặc biệt là những khu đô thị (KĐT) kiểu mẫu. Trước vấn đề này, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thành phố xem xét, xử lý phản ánh theo thẩm quyền.

Khu đô thị Ngoại giao đoàn

KĐT Ngoại giao đoàn nằm ở phía Tây Hồ Tây, thuộc xã Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

KĐT Ngoại giao đoàn nằm ở phía Tây Hồ Tây, thuộc xã Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tổng diện tích đất nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết khoảng 62,8ha gồm khu biệt thự đơn lập, khu Đại sứ quán, khu chung cư Ngoại giao đoàn và các công trình công cộng TDTT. Quy mô dân số toàn khu là 9.700 người.

Theo phản ánh, các hộ dân Ciputra kiến nghị khẩn cấp về điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số lô đất thương mại, sân, vườn và đường nội bộ nay chuyển thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng.

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch trong khu đô thị Ciputra do CĐT xây dựng, một ô đất trước quy hoạch 5 tòa nhà với chiều cao từ 5 đến 47 tầng thì nay được đề xuất điều chỉnh tăng thành 8 tòa cao từ 45 đến 68 tầng.

Đặc biệt, cư dân KĐT Ngoại giao đoàn rất bức xúc vì cho rằng một bệnh viện tư đã “mọc” trên đất KĐT này.

Đại diện cư dân cho biết: “Quy hoạch ban đầu của bệnh viện này là khu đất để xây dựng đầu mối kỹ thuật và phục vụ cho KĐT Ngoại giao đoàn về cơ sở hạ tầng. Bệnh viện Ung bướu thì không thể xây dựng trong khu dân cư. Chúng tôi rất lo ngại sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của chúng tôi“.

Đỉnh điểm, sáng ngày (12.5), hàng trăm cư dân tại đây đã tập trung để phản đối chủ đầu tư (CĐT).

Trao đổi với PV Lao Động về vấn đề này, ông Nguyễn Đỗ Quý - Phó Tổng Giám đốc Hancorp tuyên bố việc xây dựng bệnh viện “không liên quan đến CĐT Hancorp” vì đã bàn giao đất cho thành phố: “Bệnh viện được giao cho Cty Cổ phần Phát triển Công nghệ Y học Việt Nam - Nhật Bản làm chủ đầu tư. Khu đất này không thuộc khu Ngoại giao đoàn do TCty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư nữa“.

KĐT Nam Thăng Long (Ciputra)

KĐT Ciputra nằm trên địa bàn phường Xuân Đỉnh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. KĐT có quy mô 301 ha được đầu tư bởi Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long, một liên doanh giữa Tổng Công Ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Đô thị (Việt Nam) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia). Ảnh: Google

Vừa qua, Cty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long - chủ đầu tư KĐT Nam Thăng Long (Ciputra) đã có đơn đề nghị điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số ô đất thuộc KĐT Nam Thăng Long - giai đoạn 2. Động thái này đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ người dân, nhiều người đồng loạt ký biên bản phản đối.

Người dân cho rằng, việc thay đổi mục đích sử dụng đất đối với ô đất để nhằm thu lợi một cách triệt để trên các khu đất chưa xây dựng.

Ông Đỗ Đức Du (trú tại 15T6, Khu đô thị Nam Thăng Long) lo lắng: “Cư dân tại đây cho rằng khi bỏ tiền ra mua căn hộ ở đây là mua tất cả tiện ích, không gian và hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, khi có đề xuất thay đổi quy hoạch, nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan, môi trường, khả năng đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật xã hội và chất lượng sống...“.

Trước những phản ứng gay gắt từ phía cư dân, ngày 9.5, CĐT Khu đô thị Ciputra đã có văn bản gửi Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội trong đó nêu đề xuất giữ nguyên chức năng sử dụng đất của ô TM-13 theo quy hoạch đã được phê duyệt trước đó.

Tuy nhiên trước thông tin này, thay vì vui mừng, nhiều cư dân lại bày tỏ nỗi lo lắng, bức xúc cho biết sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi đòi quyền

Phan Anh

Nguồn Lao Động: https://laodong.vn/bat-dong-san/ha-noi-can-canh-2-kdt-kieu-mau-xin-dieu-chinh-quy-hoach-bi-cu-dan-phan-doi-737265.ldo