Hà Nội: Biển cấm 'vô hình' trên cầu vượt

Dù có biển báo cấm xe máy tại 2 cầu vượt ở trục giao thông Láng Hạ - Lê Văn Lương và Láng Hạ - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng nhưng người dẫn vẫn 'quên', di chuyển vào.

Để tạo điều kiện cho xe buýt nhanh BRT lưu thông thuận lợi, từ năm 2017, lực lượng chức năng đã cho cắm biển cấm xe máy trong khung giờ cao điểm trên 2 cây cầu vượt ở trục giao thông Láng Hạ - Lê Văn Lương và Láng Hạ - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng.

Để tạo điều kiện cho xe buýt nhanh BRT lưu thông thuận lợi, từ năm 2017, lực lượng chức năng đã cho cắm biển cấm xe máy trong khung giờ cao điểm trên 2 cây cầu vượt ở trục giao thông Láng Hạ - Lê Văn Lương và Láng Hạ - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng.

Theo quan sát, biển cấm xe máy vào 2 khung giờ cao điểm là từ 6h - 9h và 16h - 19h30 nhằm giảm tải lưu lượng phương tiện.

Tuy nhiên, ghi nhận của PV vào 17h ngày 30/03 tại cầu vượt Láng Hạ - Lê văn Lương, hàng trăm xe máy vẫn lấn vào đường BRT xếp hàng chờ lên cầu tạo “nút cổ chai” ở lối lên cầu.

Là Bảo vệ làm việc gần khu vực cầu vượt Láng Hạ đã lâu, ông Nguyễn Quốc Đại (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Vào giờ cao điểm các phương tiện xe máy đi hết bên đường dưới nhưng sau ùn tắc quá người dân lại nhao lên, biển cấm này đã trở nên "vô hình"".

Tại khu vực vào giờ cấm, cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng cũng chung tình trạng tương tự, dòng xe vẫn nối đuôi nhau lên cầu.

Biển cấm bất đắc dĩ trở nên "vô hình".

Trao đổi với PV, trung tá Đặng Mạnh Hùng, Phó đội trưởng Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết: "Tại khu vực trên, lực lượng công an vẫn tiến hành điều tiết, xử lý các trường hợp vi phạm. Nhưng khoảng thời gian cấm xe máy qua cầu vượt thuộc vào 2 khung giờ cao điểm nhất trong ngày với lưu lượng phương tiện rất lớn. Nếu siết chặt cấm hoàn toàn xe máy lên cầu vào thời điểm trên thì sẽ ùn tắc.”

Trung tá Hùng thông tin thêm, đơn vị đã đề xuất với các đơn vị chức năng có thẩm quyền liên quan, xem xét sủa đổi lại biển cấm, sao cho phù hợp hơn.

Được biết, trong khi đó, theo Nghị định 100, mức phạt với lỗi này là từ 400.000 - 600.000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng.

Nguồn Khỏe 365: https://khoe365.nguoiduatin.vn/ha-noi-bien-cam-vo-hinh-tren-cau-vuot-75254.html