Hà Giang và những lình xình trước khi xảy ra vụ gian lận trong thi cử

Trước khi xảy ra chuyện lùm xùm gian lận trong thi cử khiến cả nước dậy sóng, Hà Giang cũng từng có rất nhiều vụ tương tự đáng chú ý.

Người dân cả nước hẳn vẫn chưa thể quên vụ việc thầy hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm mua dâm.

Cụ thể, vụ việc này xảy ra vào tháng 9/2009, ban đầu học sinh viết đơn khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền, sau đó tình nghi ông Sầm Đức Xương có liên quan đến vụ mua dâm học trò, cảnh sát đã bắt người này.

Hai tháng sau, TAND huyện Vị Xuyên tuyên phạt bị cáo Xương 10 năm 6 tháng tù. Hai học trò của ông Xương là Hằng và Thúy với vai trò môi giới mại dâm, lần lượt nhận 6 và 5 năm tù.

Do các bị cáo kêu oan, tháng 1/2010, phiên tòa phúc thẩm được mở. Cho rằng có một số tình tiết chưa được làm rõ, TAND Hà Giang tuyên hủy án, trả lại hồ sơ và yêu cầu điều tra lại từ đầu.

Tỉnh Hà Giang cũng vừa lùm xùm chuyện chính quyền một xã "thả phanh" cho lâm "tặc" khai thác gỗ tạp bán.

Vào tháng 3/2011, phiên sơ thẩm lần 2 được mở. HĐXX tiếp tục xác định bị cáo Xương đã mua dâm người chưa thành niên, tuyên án phạt 9 năm tù. Hằng và Thúy được hưởng tù treo từ 30 đến 36 tháng.

Cuối tháng 6/2011, do có đơn kêu oan, TAND Tối cao tiếp tục xử phúc thẩm vụ án của ông Xương, phiên tòa này đã bác kháng cáo kêu oan của ông Xương, đồng thời tiếp tục bị kết tội đã mua dâm người chưa thành niên, y án 9 năm tù.

Cũng trong thời điểm trước khi xảy ra vụ gian lận thi THPT, cả nước cũng từng xôn xao chuyện lãnh đạo tỉnh Hà Giang kéo cả nhà làm quan.

Cụ thể, khoảng thời điểm tháng 9/2016, trên mạng xã hội lan truyền thông tin ông Triệu Tài Vinh, Bí thư tỉnh ủy tỉnh này thời điểm đó có nhiều người nhà được bố trí trong bộ máy lãnh đạo địa phương.

Nói đến vấn đề này, ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó trưởng Ban tổ chức T.Ư cho rằng, hầu như những vụ việc “cả nhà làm quan” đều không bình thường. Tuy nhiên, với vụ việc cụ thể ở Hà Giang thì cũng cần xem xét rõ mới có thể kết luận được, vì Hà Giang là một tỉnh biên giới, cơ chế chính sách cũng có phần “nương nhẹ” hơn.

“Trong luật của chúng ta mới chỉ quy định việc cấm bổ nhiệm người nhà đối với những lĩnh vực như tài chính, kế toán, còn những chức danh hành chính thì chưa có quy định cấm nào”, ông Thưởng nói và cho rằng, dù thế nào đi nữa, một khi đã có dư luận thì thanh tra cần vào cuộc, làm rõ và có câu trả lời, tránh để người dân bàn ra tán vào.

Chiều 17/7, Bộ Giáo giục và Đào tạo cũng đã mở cuộc họp báo thông tin vụ việc có gian lận trong thi THPT tại tỉnh Hà Giang.

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra T.Ư cũng cho biết, đây không phải là trường hợp đầu tiên cũng như hi hữu về việc nhiều người trong một gia đình, trong một dòng họ cùng làm quan chức ở tỉnh, thậm chí cùng một huyện.

Dù họ có giải thích, khẳng định việc bổ nhiệm được thực hiện đúng quy trình thì cũng cần làm rõ quy trình ở đây thế nào, đúng ra làm sao. Hiện nay, chúng ta đang có sơ hở về việc quy định quy trình bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là việc bổ nhiệm những người là người thân trong gia đình lãnh đạo, vì vậy cần phải có cơ chế, điều luật cụ thể quy định việc bổ nhiệm này”, ông Hùng đề xuất.

Mới đây, tỉnh Hà Giang lại tiếp tục bị dư luân bàn tán xôn xao về chuyện chính quyền một xã tại tỉnh này “thả phanh” cho lâm “tặc” phá rừng bán gỗ tạp. Cụ thể, vụ việc xảy ra tại xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Thậm chí, lâm “tặc” còn khai thác một cây cổ thủ ngay cạnh UBND xã mà khi hỏi chính quyền xã này nói không hề hay biết.

Gia Phan

Nguồn Pháp Luật Plus: http://phapluatplus.vn/ha-giang-va-nhung-linh-xinh-truoc-khi-xay-ra-vu-gian-lan-trong-thi-cu-d73445.html