Hà Giang: Hiệu quả mô hình trường học gắn với thực tiễn ở xã Bản Ngò, Xín Mần

Với mục tiêu dạy học 'Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn', cùng với việc đẩy mạnh các phong trào học tập, các trường học trên địa bàn huyện Xín Mần (Hà Giang) đã linh hoạt vận dụng mô hình trường học gắn với thực tiễn, qua đó tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường.

Một góc sân trường PTDTBTTHCS Bản Ngò

Theo đó, nhằm thực hiện tốt đề án “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo…”, ngành giáo dục và đào tạo huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã phát động triển khai các mô hình “Trường học gắn với thực tiễn” tại các trường tiểu học, Mầm non, THCS và Trường Phổ thông dân tộc bán trú(PTDTBT) trên địa bàn huyện, linh hoạt áp dụng và vận dụng tùy thuộc vào điều kiện của từng đơn vị trường, qua đó đã tạo hiệu ứng tích cực trong công tác giáo dục trên địa bàn.

Tìm hiểu thực tế tại Trường PTDTBT THCS Bản Ngò, ấn tượng đầu tiên là hình ảnh những hàng cây xanh mát rủ bóng xuống sân trường, dưới tán cây là những bồn hoa đủ các sắc màu, xung quanh là các hàng ghế đá cho các em học sinh ngồi trò chuyện, đọc sách trong giờ ra chơi. Cô Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với mục tiêu xây dựng môi trường học tập thân thiện, tận dụng cơ sở vật chất đã có, nhà trường đã đăng ký thực hiện mô hình trường học công viên, theo đó phát động tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh; thường xuyên tham gia quét dọn sân trường, lớp học; phân công các lớp trực nhật, nhận chăm sóc bồn hoa, cây cảnh… qua đó tạo được cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, thoáng mát, giúp các em có hứng thú hơn khi đến trường, bên cạnh đó bữa ăn bán trú của học sinh cũng được nhà trường tăng cường thêm nhiều chất dinh dưỡng nhừ cải thiện từ những mô hình trog rau xanh và an toàn.

Vườn rau xanh của trường PTDTBT TH Bản Ngò

Có nhiều trường lại lựa chọn mô hình trường học gắn với trồng trọt, đây là mô hình được nhiều người học hào hứng tham gia bởi tính thực tiễn của chúng như mô hình trường học vườn rau sạch của Trường PTDTBT TH Bản Ngò. Với mô hình này, hằng ngày, vào đầu buổi học hoặc giờ ra chơi, các em dành thời gian tưới nước, nhổ cỏ cho rau. Đến nay, việc chăm sóc vườn rau sạch đã trở thành công việc quen thuộc sau giờ học của các em học sinh, giúp các em có cơ hội trải nghiệm thực tế, rèn luyện thân thể, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường; biết trân trọng thành quả lao động, gắn việc học với hành…nhìn mô hình vườn rau an toàn của các em học sinh mới thấy được sự cần cù chịu khó và sự sáng tạo hàng ngày của cô và trò nơi vùng cao biên giới. diện tích đất khó có thể bằng phẳng ở trên vùng cao, chính vì thế cô và trò đã biết tận dụng nhừng trao lọ nhựa để trồng rau phục vụ bữa ăn bán trú.

Cũng có những trường lại lựa chọn việc xây dựng mô hình trường học gắn với văn hóa, lễ hội truyền thống của địa phương nhằm tạo cơ hội cho các em học sinh tìm hiểu bản sắc văn hóa cổ truyền của các dân tộc, đồng thời tạo những khuân viên chủ đề học tập phù hợp với các mô hình. Trong năm học vừa qua, các em học sinh Trường Mầm non Bản Ngỏ đã có một cuộc trải nghiệm đầy thú vị và ý nghĩa với các mô hình hoạt động, khi nhà trường lựa chọn thực hiện mô hình trường học gắn với khuân viên vườn cô tích chủ đề học tập đổi mới nhiều mô hình có hiệu quả trong các giờ dạy học đây là tìm hiểu sau hơn về câu chuyện cô tích và truyền thống của địa phương, hện nay nhà trường đang được tu sửa nâng cấp để xây dựng chuẩn quốc gia tạo đà phát triển và nâng cáo chất lượng toàn diện.

Mô hình khuân viên cô tích chủ đề học tập của Trường MN Bản Ngò

Theo thầy giáo Tô Quang Trọng,Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cho biết: Trên thực tế, các hoạt động xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn, đặc biệt là ở cấp học đã giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên hiểu và từng bước có nhận thức mới về đổi mới giáo dục. Trải nghiệm sáng tạo gắn với các mô hình trường học mới của các nhà trường đã giúp các em học sinh có được những bài học vô cùng sinh động và phong phú để thêm yêu cuộc sống và giúp ích cho việc học tập. Thông qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn, giáo dục kỹ năng sống, học sinh được học chủ động, sáng tạo và hứng thú hơn trong học tập. Cũng nhờ việc hướng dẫn các em tìm hiểu về cội nguồn văn hóa dân tộc mình, các hoạt động văn hóa trong nhà trường càng sôi nổi và phong phú hơn, đặc biệt mô hình đã rất hiệu quả nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh vùng cao.

Đình Thơm

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/ha-giang-hieu-qua-mo-hinh-truong-hoc-gan-voi-thuc-tien-o-xa-ban-ngo-xin-man-81723