Gửi những người lính cứu rừng trong cuộc chiến với 'quỷ lửa'

Họ mãi mãi xứng với danh xưng 'Quân đội Nhân dân' và 'Công an Nhân dân'.

Trong đau thương và xót xa đến nghẹn đắng vì hậu quả vụ cháy rừng ở Hà Tĩnh vừa qua, mãi đọng lại một hình ảnh rất đẹp về tình quân dân, sự hy sinh và quả cảm của những chiến sỹ Công an, Quân đội và lực lượng phòng chống cháy. Họ mãi mãi xứng với danh xưng “Quân đội Nhân dân” và “Công an Nhân dân”.

Nhưng, thật là thiếu sót lớn khi chúng ta “lướt qua” những sự hy sinh đến mức “thầm lặng” của những “người rừng”, người luôn luôn ở “đầu sóng ngọn gió” và lên đỉnh núi cao trong cuộc chiến với “quỷ lửa”. Những người mà công việc bảo vệ màu xanh cho xã hội, cũng như trong những “trận chiến” với lửa rừng luôn “đi sớm về muộn”, “đến trước về sau”, và đã thành thói quen ngày qua ngày.

Những hình ảnh về lực lượng Công an, Quân đội chiến đấu với “giặc lửa”. Nguồn: VNE, Doisongtieudung.vn.

Những hình ảnh về lực lượng Công an, Quân đội chiến đấu với “giặc lửa”. Nguồn: VNE, Doisongtieudung.vn.

Ngẫm về họ, về tất cả, cuộc chiến vì màu xanh của xã hội và Đất nước tuy là gian nan và khó lường; nhưng còn mãi đó thứ tình người, tình quân dân, và tình yêu màu xanh mang đặc sắc Xứ Nghệ, với đặc sản nắng nóng và gió lào của vùng “Khu bốn”.

Trong nỗi xót xa đến ngột ngạt và nghẹn đắng sau vụ cháy rừng đó, theo lẽ nào đó ai cũng tìm thấy niềm vui và thêm yêu quê mình, con người Việt Nam. Thiên tai cháy rừng ở Hà Tĩnh dường như chạm đến trái tim mỗi người trong toàn xã hội, thu hút sự quan tâm rộng rãi với tốc độ lan truyền chóng mặt.

Trên các phương tiện truyền thông điện tử, chỉ sau vài ngày đã có khoảng 27,900,000 kết quả tìm kiếm cho cụm từ khóa “cháy rừng Hà Tĩnh”. Kéo theo là bao câu chuyện cảm động về chia sẻ từ tình người đến những đóng góp cụ thể.

Đó là ai cũng rơi nước mắt về những dòng sẻ chia sẻ trên mạng xã hội facebook bạn “Nhung Kieu Tuyet”, kèm bài thơ “Vì anh là lính cứu hỏa” để gửi cho người lính trong vụ cháy rừng Hà Tĩnh. Chỉ sau hơn một ngày, những dòng chia sẻ này lan truyền mạnh mẽ với khoảng 1,4k lượt like (lượt thích), hàng trăm bình luận.

Những hình ảnh về lực lượng Công an, Quân đội chiến đấu với “giặc lửa”. Nguồn: VNE, Doisongtieudung.vn.

Rồi câu chuyện và hình ảnh về 1.000 suất cơm của một Nhà hàng ở Nghệ An mang đến cho từng chiến sỹ chữa cháy như thức tỉnh hàng triệu trái tim cả nước về yêu thương, chia sẻ, và đóng góp trong hoạn nạn. Xúc động làm sao khi hành động của ông chủ Nhà hàng đó chỉ xuất phát từ việc “nghĩ người mà ngẫm đến mình”.

Ông nói: “Lúc đó tôi nghĩ, mình nằm phòng lạnh mát mẻ thế này, trong khi các chiến sĩ công an, bộ đội và người dân đang lao vào dập lửa. Không trực tiếp đến dập lửa cứu rừng được, nhưng mình phải làm việc gì đó…”.

Ai cũng vui vì trong hoạn nạn con người ta mới sực “tỉnh giấc” về sức tán phá của thiên tai nó khủng khiếp như thế nào. Và cũng từ đó người ta mới nhận ra giá trị vô cùng to lớn của rừng, một điều mà đã trở thành vấn đề toàn cầu – là sự thờ ơ của xã hội, bỏ qua lợi ích lâu dài chỉ vì giá trị ngắn hạn và mang tính cá nhân.

Ai cũng mừng cho quê tôi vì thứ đặc sản “nắng như đổ lửa” và “gió Lào” cũng là lý do để thu hút sự quan tâm của cả nước khi cháy rừng ở vùng “Khu bốn”. Và cũng vì thứ đặc sản này mơi thấy được sự kiên cường và nghĩa khí của người dân “Khu bốn” trong chống “giặc lửa” không khác gì chống “giặc bom đạn” ngày xưa.

Nhưng rồi, những ai làm nghề rừng cũng có những nỗi niềm xót xa và chạnh lòng riêng của họ. Trong đại hoạn vừa qua, những người làm nghề Lâm nghiệp lại gần như không mảy may có tên trong “biển và rừng thông tin” đó - về yêu thương, chia sẻ cho sự hy sinh trong cuộc chiến khốc liệt với “giặc lửa”.

Trên mọi phương tiện thông tin, họ chỉ là những người không tên, được nhắc cùng lắm ở cuối cùng với “…” (dấu ba chấm của vân và vân vân). Một ví dụ, trong hàng ngàn ví dụ là những phát ngôn kiểu “đánh giá cao, ghi nhận tinh thần, trách nhiệm của các chiến sỹ...”.

Vì thế câu chuyện sau đây và bài viết chia sẻ này có lẽ là lần hiếm hoi họ được nhớ đến và được nêu tên. Và tôi tin, họ cũng chỉ cần có thế, vì người gắn với nghiệp rừng là vậy – chỉ cần cái tình, nhớ đến nhau là đủ.

Những hình ảnh về lực lượng Công an, Quân đội chiến đấu với “giặc lửa”. Nguồn: VNE, Doisongtieudung.vn.

Trong sâu thẳm của đáy lòng mình, người viết bài này không đánh giá thấp đóng góp hay ghen tị với sự vinh danh cho các chiến sỹ Công an, Quân đội, lực lượng phòng chống cháy nói chung. Vì đơn giản, đối với Quốc gia và Nhân dân, trong suy nghĩ của chúng ta họ là những chiến sỹ bảo về biên cương và gìn giữ bình yên cho xã hội.

Khi họ xông pha giữ rừng, chống giặc lửa, với tôi họ đã là “người nhà” (người trong ngành Lâm nghiệp), trở thành “dân LN”. Người Lâm nghiệp, chúng tôi hay nói vui với nhau là “dân LN” với nhau, tức là “dân lơ ngơ”, “dân láo ngáo”, một cách gọi tếu táo để thể hiện sự thân tình và trọng nghĩa trong người làm nghề rừng.

Nhưng câu chuyện dưới đây về chia sẻ trên dòng trạng thái facebook của một đồng nghiệp là rất đặc biệt, nó làm tôi buộc phải “ích kỷ” để ghen tỵ với các chiến sỹ, và viết bài này.

Còn nữa...

Trần Văn Việt

Nguồn Pháp Luật Plus: https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/gui-nhung-nguoi-linh-cuu-rung-trong-cuoc-chien-voi-quy-lua-d101528.html