GS. Phan Toàn Thắng và phát minh gây chấn động từ chiếc cuống rốn

GS. Phan Toàn Thắng được biết đến với biệt danh 'thầy phù thủy' nổi tiếng toàn thế giới trong lĩnh vực: tế bào gốc. Ông là người Việt Nam đầu tiên sở hữu bằng độc quyền sáng chế về công nghệ tách chiết tế bào gốc từ màng dây cuống rốn.

GS. Phan Toàn Thắng sinh năm 1968 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Học viện Quân y năm 1991, công tác tại Viện Bỏng Quốc gia đến năm 1996, sau đó chuyển sang làm việc tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Singapore từ năm 1997.

GS. Phan Toàn Thắng sinh năm 1968 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Học viện Quân y năm 1991, công tác tại Viện Bỏng Quốc gia đến năm 1996, sau đó chuyển sang làm việc tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Singapore từ năm 1997.

Từ năm 2002-2004, GS. Phan Toàn Thắng công tác tại Viện Sinh học tế bào gốc và Y học tái tạo, Đại học Stanford (Hoa Kỳ). Đây là thời gian ông tập trung hết sức nhằm tìm ra phương pháp tách tế bào gốc từ nhau thai. Năm 2004, ông trở về Singapore và mở rộng các thí nghiệm trên dây cuống rốn.

Được biết, ý tưởng tách chiết tế bào gốc từ màng dây cuống rốn của GS. Phan Toàn Thắng đến một cách rất tình cờ: Một hôm có một dây rốn lạ gửi tới phòng nghiên cứu của ông, là chuyên gia nghiên cứu về da và vết thương nên ngay lập tức ý tưởng áp dụng kỹ thuật tách tế bào gốc từ dây rốn hình thành.

GS. Phan Toàn Thắng giải thích: Từ xưa, dây rốn vốn bị coi là một loại rác y học. Tuy nhiên, nhà khoa học sớm phát hiện ra, trong dây rốn có hàng tỷ tế bào gốc mà không cần can thiệp nuôi cấy. Dây rốn dễ được thu thập, xử lý, kiểm tra chất lượng và lưu trữ lại.

Mục đích của việc lưu trữ tế bào gốc là phục vụ điều trị cho chính người sở hữu dây rốn đó hoặc các thành viên khác trong gia đình khi có vấn đề về sức khỏe. Không những vậy, công nghệ này còn có thể nhân số tế bào gốc lên rất nhiều lần.

Ông cho biết, khi bắt tay nghiên cứu, ông gặp không ít khó khăn, đặc biệt là ở khâu hoàn thiện môi trường bảo quản và sát khuẩn dây rốn. Ông thường xuyên tắt điện thoại, gần như dành toàn bộ thời gian ở trong phòng thí nghiệm.

Sau một thời gian tìm tòi và nghiên cứu, công nghệ đã thành công.

Công nghệ này có nhiều ưu điểm vượt trội như: Không vi phạm y đức, không gây tổn thương cho mẹ và con, quá trình thu giữ dây rốn dễ dàng nên việc lưu giữ bảo quản đông lạnh rất thuận lợi…

Năm 2005, GS. Phan Toàn Thắng đăng ký bằng sáng chế trên toàn thế giới và sở hữu bằng độc quyền sáng chế, do Cục Sáng chế và Bảo vệ thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp và được bảo hộ độc quyền sáng chế ở 47 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Từ đó đến nay công nghệ được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều nước và thực sự đã tạo ra những bước ngoặt lớn trong việc sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh, làm đẹp…

Hiện tại, GS. BS Phan Toàn Thắng và các cộng sự đang vận hành một phòng thí nghiệm tại Đại học quốc gia Singapore và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tế bào gốc.

Mời độc giả xem video:Thêm đoạn clip cho thấy nỗ lực cứu bé gái rơi từ tầng 12 của anh Nguyễn Ngọc Mạnh. Nguồn THDT.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/tri-thuc-viet-toan-cau/gs-phan-toan-thang-va-phat-minh-gay-chan-dong-tu-chiec-cuong-ron-1536815.html