Gruzia-Ukraine bị tấn công buộc NATO tiến sát biên giới Nga?

Trong mọi trường hợp, hành động NATO luôn là nguyên nhân, chứ không phải là hệ quả từ hành động của Nga...

NATO tăng cường hiện diện sát biên giới Nga, ngăn chặn Moscow tấn công?

Georgian Journal ngày 5/5 đưa tin, phát biểu tại Hội nghị về quân vụ của NATO tại Prague, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ NATO Petr Pavel cho rằng nếu Nga không tấn công Gruzia và Ukraine, NATO đã không tăng cường quân sự sát biên giới Nga.

"Nếu Nga không xâm lược Gruzia, Ukraine và không phớt lờ các tiêu chuẩn quốc tế, NATO đã không tăng cường sự hiện diện quân sự ở phía đông và phía nam nước Nga", vị tướng người Cộng hóa Séc khẳng định.

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ NATO cho rằng Nga không muốn thích ứng với trật tự của thế giới hiện tại dựa trên mô hình tự do - dân chủ phương Tây, mà Moscow cố gắng làm thay đổi trật tự thế giới nhằm phục vụ cho lợi ích của Nga.

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ NATO Petr Pavel

"Nga không có cùng giá trị với phương Tây, đó là lý do tại sao Moscow không hài lòng với trật tự của thế giới hiện tại và luôn quyết tâm xây dựng một chính sách đối đầu với NATO".

Ông Pavel nhận định Nga là một trong hai thế lực tạo ra sự thách thức lớn nhất với NATO - thế lực còn lại là khủng bố quốc tế - nên các thành viên NATO phải đoàn kết và tăng cường khả năng quân sự mới có thể ngăn chặn được mối đe dọa từ Nga.

Người đứng đầu Ủy ban Quân vụ NATO cho biết nỗ lực của Moscow là sử dụng các phương tiện truyền thông, nhất là mạng xã hội, tác động đến nhận thức của người dân các nước phương Tây về NATO theo hướng có lợi cho Nga.

Sở dĩ Moscow làm được điều đó là nhờ đời sống chính trị của phương Tây cởi mở với nền tảng vận hành là nguyên tắc tự do - dân chủ, đảm bảo tự do thông tin, khiến người dân dễ bị cám dỗ.

Khi người dân các nước phương Tây thay đổi nhận thức dưới sự tác động của truyền thông Nga, gây bất lợi cho NATO, Moscow sẽ bắt đầu thực hiện các hành động đe doa NATO, trong đó có hành động quân sự.

Việc Nga tấn công Gruzia hay gây xung đột với Ukraine đã diễn ra đúng theo kịch bản như vậy, vì thế NATO phải có những bước đi của mình, tránh để rơi vào thế bị động trước Nga.

"NATO phải củng cố sự đoàn kết, đồng thời phải tăng cường khả năng phòng thủ chung. Và đó là lý do NATO tăng cường sự hiện diện quân sự ở vùng Baltic và Biển Đen, bất chấp sự phản đối của Moscow", tướng Pavel nhấn mạnh.

NATO nỗ lực...la làng

Giới phân tích cho rằng nhận định của Chủ tịch Ủy ban Quân vụ NATO Petr Pavel về mối đe dọa từ Nga - nhất là sau hành động của Moscow trong cuộc chiến tranh Nga - Gruzia và cuộc khủng hoảng Ukraine - là không chuẩn xác.

NATO tồn tại không chức năng, hết nhiệm vụ là nguyên nhân cơ bản của xung đột Nga - NATO

Bởi mọi động thái của Nga không phải là nguyên nhân cho hành động của Mỹ và NATO, mà thực chất chỉ là hệ quả từ những nước đi của Washington và Brussels trong ứng xử với Moscow thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Thứ nhất, khi Khối Hiệp ước Warsaw giải thể đống nghĩa chức năng của NATO không còn, nhưng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tấy Dương vẫn tồn tại với nhiệm không rõ ràng.

Phải khẳng định rằng, việc NATO kéo dài sự tồn tại, sau khi Khối Hiệp ước Warsaw giải thể, Liên Xô tan rã, Chiến tranh Lạnh kết thúc là một sự thách thức với Nga - thực thể kế thừa Liên Xô.

Và đó được xem là nguyên nhân cơ bản tạo nên đối trong Nga - phương Tây, sau khi Tổng thống Putin hồi sinh sức mạnh Nga, làm thay đổi xu thế phát triển của lịch sử vốn bị hướng tâm vào trục Mỹ trong thế giới đơn cực thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Thứ hai, năm 1997, Nga và NATO ký Hiệp ước cơ sở, trong đó có nguyên tắc không sử dụng vũ lực và không coi nhau là kẻ thù, song thực tế thì Brussels lại liên tục có những động thái vô hiệu hóa Hiệp ước cơ sở Nga - NATO.

Điều đó thể hiện rõ nhất qua "Chiến lược Đông tiến" của NATO, với việc nhanh chóng kết nạp hàng chục cựu thành viên Khối Hiệp ước Warsaw và Liên Xô cũ, đưa mối nguy hiểm ngày càng sát với biên giới nước Nga.

Tiếp sau đó là những hành động ngày càng thế hiện sự thách thức Nga, như gia tăng thể hiện thái độ thù nghịch với Moscow, rồi lấy đó làm cơ sở xây dựng các vị trí tiền tiêu, nhằm hiện thực hóa chiến lược công - thủ trước Nga.

Từ việc hoàn thiện hệ thống phòng thủ tại Rumania đến việc gia tăng quân đồn trú tại các nước vùng Baltic hay Ba Lan đều cho thấy NATO đã chĩa thẳng mũi tên về phía Nga, đe dọa tình hình an ninh cũng như ổn định chính trị của nước Nga.

Tăng cường hiện diện quân sự sat biên giới Nga là hành động gây hấn của NATO, chứ không thể là để phòng hành động của Nga

Bên cạnh đó NATO còn xây dựng vùng đệm tại những nước láng giềng thù địch với Nga, như Ukraine hay Gruzia. Bản chất của hành động này được giới phân tích nhận diện là NATO muốn đưa nước Nga phải đối mặt với cảnh “thêm thù, bớt bạn”.

Hiệp ước cơ sở Nga -NATO đã bị Brussels biến thành bức bình phong giúp NATO thực hiện chiến lược của mình mà không gặp trở ngại nào từ phía Nga, khi Moscow tuân thủ hiệp ước đó. Rõ ràng, NATO "vừa ăn cướp, vừa là làng".

Thứ ba, NATO đã không đáp lại thái độ thân thiện của Nga, từ chối việc thiết lập một không gian chung hòa bình và ổn định tại châu Âu cũng như trên toàn thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Theo giới phân tích, sau khi NATO ném bom Nam Tư và sắp đặt một bàn cờ chính trị tại Kosovo, Moscow đã nhận diện mối hiểm họa với nước Nga từ phía Tây là rất lớn, song vẫn kỳ vọng có thể hóa giải bằng các biện pháp phi vũ lực.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/gruzia-ukraine-bi-tan-cong-buoc-nato-tien-sat-bien-gioi-nga-3357818/