Greenland bốc hơi 440 tỷ tấn băng, cái kết của hành tinh đến gần?

Hòn đảo lớn nhất thế giới là nơi các nhà khoa học đang vật lộn để đánh giá và dự báo những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với Trái Đất.

Theo các nhà khoa học, đảo Greenland đã mất đi khối lượng băng khổng lồ trong mùa hè năm nay. Mặc dù ở bên trong Vòng Cực bắc, nhưng nhiệt độ ở đây vào mùa hè này lên tới 10,7 độ C. Ảnh: AP.

Theo các nhà khoa học, đảo Greenland đã mất đi khối lượng băng khổng lồ trong mùa hè năm nay. Mặc dù ở bên trong Vòng Cực bắc, nhưng nhiệt độ ở đây vào mùa hè này lên tới 10,7 độ C. Ảnh: AP.

Các nhà khoa học từ Đại học New York (NYU) đang đánh giá tình trạng của các núi băng trên đảo Greenland. Theo ước tính, khoảng 440 tỷ tấn băng đã bốc hơi khỏi Greendland trong mùa hè này. Ảnh: AP.

Một người dân bản địa tại thị trấn Kulusuk kể rằng trước đây khi ông còn nhỏ, mùa đông có thể kéo dài tới 10 tháng, nhưng vào lúc này, nó chỉ kéo dài 5 tháng trong năm. Ảnh: AP.

Các thiết bị quan sát của những nhà khoa học đến từ NYU tại núi băng Helheim. Giới khoa học nhận định băng ở Greenland sẽ ngày càng tan nhiều hơn, góp phần vào tình trạng nước biển dâng trên toàn thế giới. Ảnh: AP.

Con thuyền trở nên bé nhỏ trước những núi băng khổng lồ ở Greenland. Những núi băng này có chiều cao từ 70-100 mét và cũng đang biến mất với tốc độ nhanh chóng, dự báo mực nước biển tăng lên nhanh hơn trong những năm sắp tới. Ảnh: AP.

Trực thăng của các nhà khoa học đỗ trên một tảng băng trôi. Phi công Martin Norregaard chia sẻ rằng anh đã phải mất rất nhiều thời gian để tìm thấy địa điểm với lớp băng đủ cứng để đáp xuống. Ảnh: AP.

Do điều kiện tự nhiên đặc biệt ở Greenland nên âm thanh có thể đi xa hàng cây số. Các nhà khoa học cho biết họ liên tiếp nghe thấy những âm thanh như tiếng sấm - đến từ việc các khối băng vỡ ra. Ảnh: AP.

Mặc dù phải mất hàng nghìn năm để hình thành, nhưng những núi băng đang tan chảy rất nhanh. Các nhà khoa học của NYU đang đặt thiết bị định vị GPS trên một tảng băng để đánh giá những thay đổi của nó. Ảnh: AP.

NASA dự đoán đến năm 2100, số lượng băng tan tính riêng ở Greenland thôi, cũng có thể khiến mực nước biển toàn cầu tăng thêm 1 mét. Ảnh: AP.

Các nhà khoa học sử dụng trực thăng để đánh giá tình hình băng tan tại Greenland. Ông David Holland, nhà khoa học về khí quyển và đại dương của NYU, gọi đây là "cái kết của hành tinh". Ảnh: AP.

Sơn Trần
(Ảnh: AP)

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/greenland-boc-hoi-440-ty-tan-bang-cai-ket-cua-hanh-tinh-den-gan-post981276.html