Gỏi gà măng cụt và 3 món gỏi hút khách tại Việt Nam

Từ nguồn nguyên liệu phong phú, người dân ở các địa phương đã chế biến nhiều món gỏi lạ vị. Gỏi gà măng cụt, gỏi bồn bồn... là những món ăn gây tò mò và sự thích thú với du khách.

Gỏi bồn bồn: Bồn bồn là loài cỏ dại, thường mọc hoang ở vùng sông nước miền Tây. Vùng đất Cái Nước ở Cà Mau được xem là địa phương gắn liền với sản vật này. Hầu hết người dân ở đây đều quen việc chế biến bồn bồn. Những cọng bồn bồn trắng ngọc ngà là nguyên liệu chính giúp tạo nên nhiều món ăn hấp dẫn với thịt bò xào, canh chua, lẩu... Đặc biệt, gỏi bồn bồn là hương vị nổi tiếng, thu hút nhiều du khách thưởng thức. Ảnh: Petiisme.

Gỏi bồn bồn kết hợp tôm, thịt và nước mắm ớt, tỏi đậm đà tạo nên món khai vị đặc sắc. Gỏi bồn bồn làm thực khách say mê bởi độ giòn của bồn bồn, vị ngọt từ tôm, vị beo béo của thịt ba rọi. Món gỏi này cũng có thể được biến tấu cùng tai heo, thịt gà hoặc một số loại hải sản khác và thưởng thức cùng bánh phồng tôm. Đây thực sự là món ăn kích thích vị giác của nhiều tín đồ ẩm thực. Ảnh: Ohhnangyy, Anphuongtrang, Instanudo, Hien_chu_.

Gỏi bồn bồn kết hợp tôm, thịt và nước mắm ớt, tỏi đậm đà tạo nên món khai vị đặc sắc. Gỏi bồn bồn làm thực khách say mê bởi độ giòn của bồn bồn, vị ngọt từ tôm, vị beo béo của thịt ba rọi. Món gỏi này cũng có thể được biến tấu cùng tai heo, thịt gà hoặc một số loại hải sản khác và thưởng thức cùng bánh phồng tôm. Đây thực sự là món ăn kích thích vị giác của nhiều tín đồ ẩm thực. Ảnh: Ohhnangyy, Anphuongtrang, Instanudo, Hien_chu_.

Gỏi sầu đâu: Gỏi sầu đâu là món ăn có xuất xứ từ Campuchia. Đây là hương vị quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày tại các tỉnh miền Tây, đặc biệt ở An Giang. Lá non và hoa sầu đâu là nguyên liệu chính để chế biến món gỏi có tên gọi độc đáo này. Ảnh: Hellomyynhchauu, Kim_tracy942.

Người miền Tây thường trộn gỏi sầu đâu với khô cá lóc hoặc khô cá sặc nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ luộc thái mỏng. Họ cũng sử dụng dưa leo để tăng vị thanh mát và ớt tạo sự bắt mắt cho món ăn. Món gỏi sầu đâu làm nhiều người thích thú bởi vị đăng đắng, chan chát. Tuy nhiên, khi nhai thật kỹ, bạn sẽ cảm thấy vị ngọt thanh quyện hòa cùng nước mắm me chua ngọt khá lạ và ngon. Ảnh: Annie_nguyenvan, Huyhuymeo.

Gỏi Nam Ô: Nam Ô là làng chài nổi tiếng ở thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là nơi gắn liền với món gỏi cá trứ danh. Người dân tại địa phương đánh bắt nhiều loại cá tươi sống để chế biến, nhờ vậy mà món gỏi cá tại đây luôn tươi ngon và ngọt vị. Ảnh: Goicabahien, Thiennguyen1012.

Nguyên liệu không thể thiếu trong món ăn này là những con cá trích, cá cơm, cá mòi... Cá được sơ chế kỹ lưỡng và rửa cùng muối, giấm để khử mùi tanh. Gỏi cá Nam Ô có 2 loại là gỏi cá khô và gỏi cá ướt. Gỏi cá khô được tẩm thính, mè, vừng, lạc rang... Gỏi cá ướt có phần cá được ướp với gừng, riềng, tỏi và ớt băm nhuyễn rồi ngâm nước mắm. Thực khách có thể thưởng thức bằng cách cho rau và cá lên bánh tráng, sau đó cuộn lại và chấm với nước mắm đậm đà. Ảnh: Pinterest.

Gỏi măng cụt: Nam Bộ vốn là vùng đất nổi tiếng với nguồn trái cây đa dạng và hấp dẫn. Bên cạnh cách thưởng thức truyền thống, các loại hoa quả cũng là nguồn nguyên liệu tạo nên nhiều món ăn mới lạ. Trong đó, gỏi gà măng cụt ở vùng miệt vườn Lái Thiêu (Bình Dương) là đặc sản không thể bỏ qua tại đây. Ảnh: Congthucmonngon.

Những quả măng cụt có độ chua vừa phải, mọng nước kết hợp với thịt gà luộc thơm, mềm tạo nên hương vị dân dã và đúng chất miệt vườn. Ngoài 2 nguyên liệu chính, món gỏi còn có sự hòa quyện đủ đầy của nước mắm chua ngọt, hành tây, hành phi, cà rốt thái sợi, rau răm và đậu phộng rang. Đây thực sự là hương vị làm tan chảy nhiều du khách khi đến tham quan tại các vườn trái cây ở Bình Dương. Ảnh: Foody, Minhchaule, Phương Lữ.

Đầu bếp Nhật làm gỏi từ mực nang tươi cỡ lớn Thực khách sành ăn yêu thích món ngon từ mực nang bởi lớp thịt chắc, tươi và hương vị hấp dẫn. Mực nang khổng lồ được bày bán khá phổ biến trong các khu chợ Nhật Bản.

Khánh Vân

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/goi-ga-mang-cut-va-3-mon-goi-hut-khach-tai-viet-nam-post1043592.html