Góc chụp có thể khiến hiểu nhầm nhiều người không đứng cách nhau 2 m

2 nhiếp ảnh gia Đan Mạch dùng ống kính tele và góc rộng để chứng minh góc chụp có thể khiến người xem hiểu nhầm rằng nhiều người không tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội.

 Tại Đan Mạch, tranh cãi xung quanh việc người dân không tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội giữa dịch bệnh liên tục nổ ra gần đây. Trong đó, các chính trị gia và chính quyền nước này thường xuyên nhắc tới các hình ảnh khiến họ tin rằng người dân đang không tuân thủ các khuyến cáo giữ an toàn. Do vậy, công ty hình ảnh Ritzau Scanpix (có trụ sở ở thủ đô Copenhagen) tiến hành cuộc thử nghiệm để chứng minh: góc chụp có thể khiến người xem hiểu nhầm rằng nhiều người không tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội. (Ảnh trước chụp bằng ống kính tele, ảnh sau chụp bằng ống kính góc rộng).

Tại Đan Mạch, tranh cãi xung quanh việc người dân không tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội giữa dịch bệnh liên tục nổ ra gần đây. Trong đó, các chính trị gia và chính quyền nước này thường xuyên nhắc tới các hình ảnh khiến họ tin rằng người dân đang không tuân thủ các khuyến cáo giữ an toàn. Do vậy, công ty hình ảnh Ritzau Scanpix (có trụ sở ở thủ đô Copenhagen) tiến hành cuộc thử nghiệm để chứng minh: góc chụp có thể khiến người xem hiểu nhầm rằng nhiều người không tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội. (Ảnh trước chụp bằng ống kính tele, ảnh sau chụp bằng ống kính góc rộng).

Theo đó, nhiếp ảnh gia Ólafur Steinar Gestsson và Philip Davali dùng 2 ống kính khác nhau - tele và góc rộng - để cùng lúc chụp lại cảnh người dân đứng ở nơi công cộng. Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kinh ngạc về khoảng cách giữa mọi người qua 2 góc chụp khác nhau.

Theo Ólafur, ống kính góc rộng tương tự cách mắt con người nhìn. Nhiếp ảnh gia sử dụng loại lens này khi ở gần đối tượng chụp ảnh. Trong khi đó, tele là ống kính dài được sử dụng để chụp tại họp báo, trận đấu bóng đá và tất cả sự kiện mà đối tượng cần chụp ở xa. Ông nói rằng loại lens này khiến đối tượng trông xích lại gần nhau hơn.

Kristian Djurhuus - quản lý biên tập tại Ritzau Scanpix, người chỉ định 2 nhiếp ảnh gia tiến hành cuộc thử nghiệm trên - cho biết: “Là đơn vị cung cấp tin tức trực quan về đại dịch Covid-19, chúng tôi nhận thấy sự đóng góp của mình có thể bị hiểu sai. Chúng tôi muốn mọi người hiểu rằng nhiều hình ảnh không cho thấy sự tiếp xúc gần của các đối tượng như họ vẫn nghĩ”, Kristian nói.

Ông Kristian cho rằng để người xem không hiểu sai việc nhiều người không tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội, bối cảnh bức ảnh nên được mô tả rõ ở phần chú thích. Còn theo nhiếp ảnh gia Ólafur, người xem nên biết phóng viên ảnh đã sử dụng loại ống kính và thiết bị nào khi ghi lại một bức ảnh cụ thể. Ông cũng khuyến cáo các nhiếp ảnh gia “phải luôn ý thức về cách tác nghiệp, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng vì dịch bệnh” để tránh gây hiểu nhầm, hoang mang cho cộng đồng.

Thiên Nhi
Ảnh: EPA/Philip Davali/Ólafur Steinar RyE

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/goc-chup-co-the-khien-hieu-nham-nhieu-nguoi-khong-dung-cach-nhau-2-m-post1079760.html