Giữ gìn và phát triển thương hiệu cơm cháy Ninh Bình

Cơm cháy-món ăn đặc sản nổi tiếng của Ninh Bình đã dần trở thành thương hiệu và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Để giữ gìn và phát triển sản phẩm đặc trưng này, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, các cơ sở sản xuất cơm cháy trên địa bàn tỉnh còn tăng cường nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Sản xuất cơm cháy tại Công ty cổ phần sinh hóa Ninh Bình.

Từ một hộsản xuất nhỏ lẻ, thủ công, đến nay, anh Phạm Việt Hưng (phố Thiên Sơn, thị trấnThiên Tôn, huyện Hoa Lư) đã gây dựng được một khu nhà xưởng sản xuất cơm cháyvới các thiết bị tiên tiến, hiện đại, công suất lên tới 3 tấn nguyênliệu/tháng. Sản phẩm cơm cháy chà bông Việt Hưng hiện có mặt ở một số hệ thốngsiêu thị và nhiều tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương,Quảng Ninh.... Anh Hưng cho biết: Trước đây, cơm cháy được sản xuất theo phươngthức truyền thống, do đó năng suất thấp, giá thành cao, không đáp ứng được nhucầu đa dạng của thị trường.

Trong khi đó, hiện nay, du lịch Ninh Bình pháttriển rất mạnh mẽ với lượng du khách ngày một đông. Để đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng và đưa cơm cháy trở thành món quà của mỗi khách du lịch dành chongười thân, bạn bè khi về với Ninh Bình, Công ty đã tìm tòi, nghiên cứu cảitiến dây chuyền, thiết bị.

Cụ thể, đưa nồi hơi vào trong dây chuyền sản xuất đểcấp nhiệt cho công đoạn nấu và sấy cơm, qua đó giúp tăng năng suất, chất lượngsản phẩm gấp 2 lần so với công nghệ cũ. Ngoài ra, hầu hết các công đoạn kháctrong sản xuất đều sử dụng các thiết bị bằng điện.

Song song với đó, Công tyvẫn duy trì việc sản xuất cơm cháy theo phương pháp truyền thống, tức là nâúcơm nồi gang rồi lóc lấy phần cháy dưới đáy nồi, bẻ miếng, sấy khô. Sản phẩmnày chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn. Có thể nói cơm cháy Việt Hưngcó nhiều sản phẩm khác nhau với mẫu mã, kích cỡ đa dạng: loại 100g, 180g, 200g,250g,... đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các đối tượng khách hàng.

Còn vơíCông ty cổ phần sinh hóa Ninh Bình (phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình),bắt đầu sản xuất cơm cháy từ năm 2013, hiện Công ty này đang sở hữu nhãn hiệu “Cơmcháy Cố Đô”, một trong những nhãn hiệu khá nổi tiếng trong “làng” cơm cháy NinhBình.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ gìn uy tín của Công ty nói riêng vàthương hiệu cơm cháy Ninh Bình nói chung, cơ sở sản xuất của Công ty kiểm soátchặt chẽ ngay từ nguyên liệu đầu vào. Gạo dùng để chế biến đều được lấy từ cáccơ sở cung ứng gạo có uy tín. Cơ sở cũng rất chú trọng các công đoạn bảo quảnnên dù không chứa phụ gia, hóa chất gì ngoài muối ăn, các miếng cơm vẫn đượcgiữ nguyên chất lượng trong thời gian lưu trữ. Còn trong quá trình chiên, dâùđược thay mới thường xuyên.

Chị Nguyễn Thị Huyền – một công nhân của Công tychia sẻ: Trong quá trình làm việc ở đây, công nhân chúng tôi được tập huấn đểthực hiện nghiêm túc các quy định để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; mũ,găng tay, khẩu trang lúc nào cũng phải mang đầy đủ.

Ngoài ra, chúng tôi cònđược khám sức khỏe định kỳ. Bà Lê Thị Thủy, Phó Giám đốc Công ty cổ phần sinhhóa Ninh Bình trao đổi với chúng tôi: Cùng với việc nâng cao năng suất, chấtlượng sản phẩm, Công ty cũng nghiên cứu đưa ra thị trường một số sản phẩm mới.Cụ thể là sản phẩm cơm cháy gạo lứt-một sản phẩm dinh dưỡng dành riêng chongười ăn kiêng mà Công ty là đơn vị sản xuất đầu tiên ở miền Bắc.

Hiện nay,trung bình mỗi ngày Công ty sản xuất 8 tạ nguyên liệu, tương đương với 200thùng sản phẩm/ngày; doanh thu 6 tỷ đồng/năm. Sản phẩm của Công ty được phânphối ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Sản xuất phát triển, Công ty đanggiải quyết việc làm thường xuyên cho 30 lao động địa phương với mức lương từ3-4 triệu đồng/người/tháng.

Trên địabàn Ninh Bình hiện có khoảng 15 công ty, doanh nghiệp và 10 cơ sở, hộ gia đìnhđăng ký sản xuất và chế biến sản phẩm cơm cháy, mỗi năm cung ứng ra thị trườngkhoảng 500 tấn sản phẩm. Bà Lê Thị Bích Ngọc, Trưởng phòng Quản lý chất lượng,Chi cục Nông, lâm, thủy sản (Sở Nông nghiệp & PTNT) cho biết: Nhằm nâng caocông tác quản lý chất lượng sản phẩm cơm cháy, Chi cục đã tổ chức các lớp tậphuấn kiến thức về an toàn thực phẩm, tư vấn về quy trình sản xuất bảo đảm vệsinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh sản phẩm cơm cháy.

Hàngnăm, tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh cơmcháy trên địa bàn để kịp thời phát hiện, nhắc nhở, xử lý các trường hợp sai phạm.

Ngoài ra, để bảo vệ và quảng bá thương hiệu cơm cháy, Chi cục cũng đã hướng dẫncác cơ sở này đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của mình,qua đó tạo niềm tin với người tiêu dùng và khách du lịch, đồng thời mở ra cơhội để sản phẩm cơm cháy Ninh Bình hướng tới thị trường xuất khẩu.

Bài, ảnh: Hà Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/giu-gin-va-phat-trien-thuong-hieu-com-chay-ninh-binh-20181105080426748p2c22.htm