Giống cái quyết định quá trình hình thành loài người

Việc mô hình hóa chứng minh rằng tuổi thọ của con người tăng lên gấp đôi so với các loài linh trưởng nhờ được chăm sóc tốt từ tuổi ấu thơ.

 Việc có những người đứng tuổi chăm sóc trẻ nhỏ giúp người mẹ đẻ được nhiều con hơn đồng thời tăng tỷ lệ những người sống lâu.

Việc có những người đứng tuổi chăm sóc trẻ nhỏ giúp người mẹ đẻ được nhiều con hơn đồng thời tăng tỷ lệ những người sống lâu.

Việc mô hình hóa đã mô phỏng tác động từ việc chăm sóc những đứa trẻ của người phụ nữ tuổi từ 45 đến 75. Công việc chăm sóc nuôi nấng đứa trẻ được chuyển từ người mẹ sang người bà từ lúc đứa trẻ lên 2 trở đi.

Một người bà chỉ chăm nom một đứa trẻ và không nhất thiết người đó phải là bà nội hoặc bà ngoại của đứa trẻ mà có thể là người phụ nữ đứng tuổi bất kỳ, nhưng trong xã hội nguyên thủy, bắt đầu hình thành gia đình, thì đó chính là những người bà.

Chính sự việc đó tạo điều kiện để người mẹ có nhiều con hơn, đồng thời tăng tỷ lệ người có “gen sống lâu” để truyền cho đời sau.

Mô hình cũng chứng minh rằng sau từ 25 đến 60 nghìn năm tiến hóa, tuổi thọ trung bình của loài người tăng lên từ 25 lên 43 - một con số đặc trưng của loài người ở thời kỳ săn bắt và hái lượm. Điều đáng chú ý là công trình nghiên cứu này không để ý đến kích thước và tiến hóa của bộ não – vốn cũng được xác định là yếu tố liên quan đến tuổi thọ.

Tuy nhiên, họ cũng đã để ý mối liên quan giữa sự thay đổi khí hậu và tuổi thọ.

Theo họ, người cổ đại đối mặt với nạn hạn hán phải đứng trước hai sự lựa chọn. Một là phải di cư đến nơi khác, ví dụ đến những cánh rừng mới khai phá, tại đó bọn trẻ có thể tự kiếm lấy các loại hoa quả để nuôi sống mình. Hai là kéo nhau đến các vùng trảng cỏ (savan), nơi không sẵn thức ăn cho trẻ nên chúng phải phụ thuộc vào người lớn tuổi. Trong trường hợp này họ sẽ phải lo lắng đến những đứa trẻ và như vậy tuổi thọ của loài người cũng tăng dần lên.

Một nhóm các nhà nhân chủng học khác đã mô hình hóa dinh dưỡng của loài người và những họ hàng gần gũi nhất (tinh tinh) và chứng minh rằng các loài linh trưởng với bộ óc nhỏ như tinh tinh không thể tìm ra lửa để nấu chín thức ăn, mà chỉ có loài người.

Theo Bảo Châu/Vietnamnet

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/giong-cai-quyet-dinh-qua-trinh-hinh-thanh-loai-nguoi/20210227020312269