Giới thiệu các giải pháp trồng răng giả cho người già

Trước đây người cao tuổi không may bị mất răng gần như chỉ có thể làm răng giả tháo lắp hoặc cầu sứ. Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật nha khoa họ có thêm một lựa chọn khác tối ưu hơn là cấy ghép răng Implant

Hiện tượng lão hóa gần như diễn ra với mọi cơ quan trong cơ thể, kể cả các mô nâng đỡ răng như nướu, dây chằng, xương ổ... Đây cũng chính là nguyên nhân khiến răng của người cao tuổi dễ bị lung lay, rụng đi.

Ảnh hưởng của việc mất răng

Mất răng ảnh hưởng đến cuộc sống của người cao tuổi nhiều hơn chúng ta vẫn nghĩ. Điều này có thể làm cho bệnh nhân gặp khó khăn khi ăn uống, kể cả các thực phẩm thiết yếu như thịt, rau, củ, quả…

Ở những bệnh nhân mất răng lâu năm, kể cả các trường hợp đã làm răng giả tháo lắp và cầu răng sứ, nướu thường bị hõm đi, cấu trúc gương mặt thay đổi. Đây là kết quả của quá trình thoái hóa và tiêu xương hàm.

Hiện tượng lão hóa do tiêu xương hàm

Hiện tượng lão hóa do tiêu xương hàm

Nguyên nhân của hiện tượng này là do xương hàm không còn nhận được kích thích từ hoạt động nhai. Chỉ khoảng 12 tháng đầu tiên, tỷ lệ xương bị tiêu đi có thể lên đến 25% và tiếp tục tăng theo thời gian.

Cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant là kỹ thuật trồng răng giả hiện đại, mang lại hiệu quả phục hình toàn diện, lâu dài. Bác sĩ đặt chân răng giả vào xương hàm của bệnh nhân. Sau đó, gắn khớp nối Abutment và răng sứ lên trên.

Mô phỏng quy trình trồng răng Implant

Răng Implant tồn tại và hoạt động tương tự như răng thật. Ngoài các chức năng cơ bản như ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm, chúng còn có khả năng hạn chế tiêu xương hàm.

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là giải pháp trồng răng giả cố định. Mất 1 răng thường làm thành 3 răng. Bác sĩ sẽ mài chỉnh 2 răng bên cạnh để tạo trụ. Sau đó, gắn cầu răng sứ có hình dáng, màu sắc phù hợp lên trên.

Mô phỏng quy trình làm cầu răng sứ

Sau khi thực hiện, không chỉ khoảng trống khuyết răng được lấp kín mà lực nhai của hàm cũng được khôi phục khoảng 60% – 70%. Bệnh nhân ăn uống dễ dàng, không bị cộm cấn, khó chịu.

Răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp là một tổ hợp gồm răng và nền hàm nhân tạo. Chúng thường được gắn lên nướu để lấp đầy khoảng trống khuyết răng. Bệnh nhân có thể tự tháo – lắp để chăm sóc, vệ sinh.

Răng giả tháo lắp

Kỹ thuật làm răng giả tháo lắp khá đơn giản, không cần phẫu thuật, mài răng. Thế nhưng, vì không có chân răng nâng đỡ, chịu lực nên lực nhai của răng giả tháo lắp chỉ khoảng 30% – 40% răng tự nhiên.

Chính vì thế, phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân không muốn hoặc không đủ điều kiện để trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant hoặc cầu răng sứ.

Trên thực tế, việc lựa chọn phương pháp trồng răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Để có được thông tin chính xác nhất, bệnh nhân nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, chụp film 3D kiểm tra răng và tư vấn trực tiếp.

Thêm khảo thêm chi tiết các phương pháp này TẠI ĐÂY.

Theo nhakhoadongnam.com

Nguồn Khỏe 365: http://khoe365.net.vn/gioi-thieu-cac-giai-phap-trong-rang-gia-cho-nguoi-gia-64210.htm