Giới lập pháp Trung Quốc tìm kiếm vai trò toàn cầu trong thế giới hậu đại dịch

Sau hai tháng trì hoãn do dịch bệnh Covid-19, hai phiên họp Quốc hội (lưỡng hội) thường niên của Trung Quốc sẽ bắt đầu vào thứ Sáu này trong một bối cách đầy thách thức nhất giữa nhiều thập kỷ.

Hàng ngàn đại biểu của cơ quan lập pháp Trung Quốc sẽ tập trung tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào thứ Sáu để thảo luận luận về việc đáp ứng các mục tiêu kinh tế và xã hội đặt ra trước khi đại dịch virus corona bùng phát – điều đã dẫn đến sự suy giảm về kinh tế lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ.

Cuộc họp thường niên Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC - tương đương quốc hội) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC - tương tự mặt trận tổ quốc) năm nay đã bị lùi lại từ tháng 3 - lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ - khi bệnh Covid-19 lan rộng.

Được gọi là lưỡng hội, hai kỳ họp này là dịp để Trung Quốc công khai chương trình nghị sự kinh tế hàng năm, các mục tiêu tăng trưởng và ngân sách quốc gia. Trong một cuộc họp của Bộ Chính trị vào tháng 4, những thách thức đối với nền kinh tế Trung Quốc đã được mô tả là "chưa từng có tiền lệ".

Chiến lược phát triển hậu Covid-19

Lưỡng hội năm nay diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vấp phải phản ứng dữ dội từ quốc tế đối với việc xử lý dịch bệnh Covid-19 bùng phát, bắt đầu ở trung tâm thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Các chính phủ khác đang yêu cầu có thêm thông tin về nguồn gốc của dịch bệnh và kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế.

Sau hai tháng trì hoãn, lưỡng hội Trung Quốc sắp diễn ra trong thời kỳ đầy khó khăn với nước này. Ảnh: SCMP.

Sau hai tháng trì hoãn, lưỡng hội Trung Quốc sắp diễn ra trong thời kỳ đầy khó khăn với nước này. Ảnh: SCMP.

Theo tời SCMP, mối quan hệ Trung – Mỹ cũng đang rơi xuống một điểm thấp chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ và các động thái "ve vãn" ngoại giao đã được thay thế bằng những lời đổ lỗi thẳng thừng về nguyên nhân của căn bệnh và các đe dọa đáp trả.

Sự cần thiết phải đạt được cân bằng kinh tế trong nước do dịch bệnh và phản ứng dữ dội toàn cầu có thể buộc phải suy nghĩ lại về chiến lược, Shi Yinhong, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế của Đại học Renmin nói.

Tài nguyên quốc gia đang giảm dần và đại dịch đang tạo ra một môi trường toàn cầu phức tạp hơn. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thấy Trung Quốc sẽ thu hẹp chiến lược ở một mức nhất định, ông nói.

Tuy nhiên, Richard McGregor, một chuyên gia cao cấp về Đông Á tại Học viện Lowy không nghĩ rằng đại dịch sẽ thay đổi tư duy chiến lược của Trung Quốc.

Các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc sẽ không thay đổi - để củng cố vai trò của đảng trong nước và mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài trên một loạt các lĩnh vực, trong thương mại, tiêu chuẩn công nghệ, quân sự và cuộc cạnh tranh với Mỹ, ông nói.

Trung Quốc năm nay đã báo cáo sự suy giảm kinh tế lần đầu tiên kể từ năm 1976. Dữ liệu chính thức đã cho thấy mức giảm 6,8% trong quý đầu tiên năm nay. Còn năm ngoái, kinh tế Trung Quốc đã tăng 6.1% tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990.

Năm nay tình cờ là hạn chót mà Bắc Kinh tự đặt ra để tăng gấp đôi quy mô GDP từ năm 2010, điều này cũng dẫn đến tranh luận về việc liệu Trung Quốc có nên tuân thủ mục tiêu đó trong một thế giới hậu đại dịch – hiện đang đẩy kế hoạch này trở nên xa vời hơn.

2020 cũng là năm mà Đảng Cộng sản kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của mình. Các cuộc thảo luận về kế hoạch năm năm tiếp theo ở cấp tỉnh đã bắt đầu, theo truyền thông nước này, và một chỉ thị sẽ được đưa ra vào mùa thu. Một kế hoạch chi tiết hơn, dựa trên chỉ thị đó, sẽ được bỏ phiếu tại kỳ họp lưỡng hội năm tới.

Chuyển bối cảnh vào định hướng chính sách

Không có gì đáng ngạc nhiên khi đang có sự đồng thuận rộng rãi rằng việc thiết lập các chính sách cho kế hoạch năm năm tiếp theo đang diễn ra trong một bối cảnh rất khác so với năm 2015. Nhưng có những suy nghĩ khác nhau về cách những thay đổi này chuyển thành chính sách.

Zhao Xijun, phó hiệu trưởng trường tài chính thuộc Đại học Renmin, cho biết Trung Quốc cần suy nghĩ nhiều hơn từ góc độ của nền kinh tế toàn cầu trong kế hoạch 5 năm tới, vì sức mạnh kinh tế của nước này đã tăng lên rất nhiều. Nước này cần phải thông minh hơn trong định hướng tăng trưởng sau những bài học kinh nghiệm trong năm năm qua, ông nói.

Đầu tư ở nước ngoài không còn là viện trợ đơn phương, cần dựa trên thị trường nhiều hơn và Trung Quốc cần xem xét Mỹ và châu Âu có thể phản ứng như thế nào trước những hành vi đó.

Wang Huiyao, chủ tịch của nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết nước này dự kiến sẽ tiến nhanh hơn trong việc xây dựng chương trình tự lực trong sản xuất sản phẩm công nghệ cao như chất bán dẫn trong kế hoạch 5 năm tới.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, chúng ta có thể thấy những thay đổi lớn trong lĩnh vực y tế công cộng và lĩnh vực công nghệ cao như giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung chip nước ngoài, ông Wang nói.

Chúng tôi cũng có thể thấy một cú hích lớn để thúc đẩy các ngành sản xuất tiên tiến, cho phép trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn đóng vai trò lớn hơn trong những năm tới.

Lưỡng hội cũng sẽ bao gồm cuộc họp báo duy nhất trong năm do thủ tướng hoặc các thành viên khác của Bộ Chính trị 25 thành viên chủ trì. Các sự kiện này sẽ kéo dài trong một tuần – ngắn hơn khoảng một nửa so với thông thường, Ma Fung-kwok, đại diện của Hồng Kông tại NPC, nói với các phóng viên gần đây.

Các nhà chức trách Trung Quốc cũng đã cắt giảm lời mời tới các nhà ngoại giao nước ngoài, giới hạn số người tham dự đối với mỗi đại sứ quán còn một người tại lễ khai mạc của cả NPC và CPPCC, theo các nguồn tin ngoại giao.

Những người muốn tham dự một trong hai buổi lễ phải đến Nhà khách Diaoyutai ở Bắc Kinh trước một ngày, nơi họ sẽ được xét nghiệm virus trước và chỉ được phép vào Đại lễ đường Nhân dân nếu họ có kết quả âm tính.

An Bình

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/gioi-lap-phap-trung-quoc-tim-kiem-vai-tro-toan-cau-trong-the-gioi-hau-dai-dich-20200518094701517.htm