Giết gái gọi để hạ thấp đồng nghiệp? (phần 5)

Danh sách 3 nghi can quý giá vào lúc dư luận gần như đã hết nhẫn nại và báo chí liên tục gây áp lực là một điều hết sức may mắn và 'thành công' đối với Du Rose và các thám tử. Ít nhất trong con mắt của người dân, hệ thống hệ thống tư pháp không đến nỗi đã thất bại hoàn toàn trong việc đảm bảo an toàn cho họ trước kẻ giết người hàng loạt tồi tệ nhất nước Anh khi ấy.

Tuy nhiên, tối hôm đó và nhiều ngày sau cũng không thấy Frances trở về. Taylor đã phải sống một tháng trời trong lo lắng điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Và sự lo lắng của cô đã thành hiện thực.

Tuy nhiên, lời khai của Kim cũng không mang lại nhiều kết quả như mong đợi. Theo sự miêu tả của cô, cảnh sát đã thuê họa sỹ phác họa chân dung hung thủ. Hắn là một người có gương mặt tròn với chiều cao trung bình và thể hình lực lưỡng.

Cảnh sát dùng mọi biện pháp nghiệp vụ để điều tra thủ phạm

Cảnh sát dùng mọi biện pháp nghiệp vụ để điều tra thủ phạm

Cảnh sát suy đoán hắn có thể tới London để tham gia triển lãm về ô tô mang tên Earls Court diễn ra gần đó. Ngoài ra, họ cũng phát hiện nạn nhân bị đánh cắp một mặt dây chuyền hình thập giá bằng bạc và một nhẫn vàng. Từ đó có thể suy ra thêm một động cơ gây án của kẻ sát nhân bí ẩn.

Tuy nhiên, những phỏng đoán như vậy không giúp ích nhiều cho cuộc điều tra. Chắc chắn một nhân chứng thực sự sẽ hiệu quả hơn nhiều. Nhưng ai có thể đưa ra một cái tên dựa trên phác họa chân dung hung thủ trước khi hắn ra tay vào lúc này?

Cho đến đầu năm 1965, dù đã trải qua việc chọn lọc, thẩm vấn hàng nghìn người nhưng chỉ tìm được người tình nghi đã là một công việc khó khăn. Các thám tử cũng chuẩn bị tinh thần rằng hung thủ sẽ tiếp tục ra tay nữa.

Và cái ngày đó đã đến. Ngày 16-2-1965, xác chết lõa thể của cô gái gọi người Ireland được phát hiện ở gần khu công nghiệp Acton. Danh tính của nạn nhân được xác định là Bridie O’Hara, 28 tuổi. Hiện trường cũng chính là nơi thi thể của Mary Fleming bị sát hại và để lại.

Ngay khi nhận được tin, người đứng đầu tổ án mạng của Scotland Yard, Chánh Thanh tra John Du Rose đã được gọi về từ kỳ nghỉ để nhận trách nhiệm phá án. Ông có biệt danh “Johnny 4 ngày” do tốc độ phá án cực nhanh lẫy lừng của ông. Du Rose tăng gấp đôi lực lượng tham gia điều tra.

Mọi phương tiện giao thông đi qua khu vực Tây London đều được thống kê, và bất kỳ xe nào có dấu hiệu tìm “bướm đêm” đều nằm trong danh sách kiểm tra đặc biệt. Rất nhiều người đàn ông của gia đình đã đỏ bừng mặt khi cảnh sát xuất hiện ở ngưỡng cửa nhà, hỏi về một vụ “tai nạn giao thông” nào đó, trước khi được dẫn đến một nơi nào đó riêng tư hơn để trả lời cụ thể về việc tìm gái gọi lúc nửa đêm của mình. Bên cạnh đó, Du Rose cũng tập trung điều tra nguồn gốc những vết sơn trên thi thể nạn nhân.

Nơi tìm thấy thi thể của Fleming

Một manh mối cũng đã được phát hiện. Cảnh sát đã tìm ra mẫu sơn phù hợp ở phía dưới một máy biến thế ngoài rìa trụ sở một công ty, nơi chỉ cách chỗ phát hiện xác của O’Hara có vài bước chân. Đây là nơi đối diện với một cửa hàng bán sơn phun.

Nhiều khả năng hung thủ đã giấu thi thể nạn nhân ở đó, nơi có nguồn nhiệt cao. Phát hiện mới này mang lại nhiều hi vọng như cảnh sát có thêm tia sáng trong đường hầm dài tăm tối. Hơn 700 người trong công ty đã bị thẩm vấn, hàng trăm xe bị kiểm tra.

Nghi phạm xuất hiện

Sau tất cả những điều đó, cảnh sát đã có trong tay danh sách nghi phạm gồm 3 người.

Danh sách 3 nghi can quý giá vào lúc dư luận gần như đã hết nhẫn nại và báo chí liên tục gây áp lực là một điều hết sức may mắn và "thành công" đối với Du Rose và các thám tử. Ít nhất trong con mắt của người dân, hệ thống hệ thống tư pháp không đến nỗi đã thất bại hoàn toàn trong việc đảm bảo an toàn cho họ trước kẻ giết người hàng loạt tồi tệ nhất nước Anh khi ấy.

Tâm lý này có thể giải thích việc cho tới tận 5 năm sau, Thanh tra Du Rose, dù đã nghỉ hưu lại tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn với BBC là ông biết danh tính thực sự của “Jack the Stripper”.

Theo Du Rose, các thám tử đã chuẩn bị bắt giữ một nghi can vào tháng 3-1965 trong số danh sách mà họ bắt được. Tuy nhiên, trước áp lực của giới truyền thông, tên này đã "nhanh chân" hơn 1 bước khi tự sát trước khi bị bắt, đúng như cảnh sát đã lường trước.

Trong cuốn hồi ký phát hành năm 1971, Du Rose nhắc lại tuyên bố này, khẳng định nghi can đó đã để lại thư tuyệt mệnh, cho biết hắn ‘‘cảm thấy không thể chịu nổi áp lực nhiều hơn nữa’’. Tác giả Brian McConnell cũng cho biết thêm về nghi can này trong cuốn sách công bố năm 1974 của mình.

Dù cũng nói về một hung thủ nhưng hắn không phải là "The Jack Tripper"(Sát nhân bí ẩn) mà McConnell đã đặt cho hắn biệt danh "John lớn". Theo giả thuyết của tác giả này, "John lớn" là một kẻ có gia đình đề huề, danh vọng ở tuổi 40.

Tên này đã phải trải qua một tuổi thơ khổ cực ở Scotland và khi tòng quân trong Thế chiến thứ hai, ‘‘John lớn’’ bắt đầu mua dâm và thường xuyên sử dụng bạo lực do nghiện rượu để ‘‘nuốt trôi’’ nỗi nhục nhã này.

Sau đó, ‘‘John’’ gia nhập lực lượng cảnh sát, nhưng không được thăng lên cấp thanh tra, tái nghiện rượu và rốt cuộc bỏ ngành. Cuối cùng, ông ta trở thành nhân viên bảo vệ tòa nhà, nơi được cho dùng để cất giấu thi thể các nạn nhân. Động cơ gây án của ‘‘John’’ không tập trung vào các cô gái gọi mà chính là để hạ thấp những đồng nghiệp cũ.

(Còn tiếp)

Hòa Thu

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/giet-gai-goi-de-ha-thap-dong-nghiep-phan-5-316741.html