Giật mình vũ khí 'bom chuột' khiến Đức Quốc xã sợ hết hồn

Nhiều vũ khí độc đáo và sáng tạo được sử dụng trong Chiến tranh thế giới 2. Trong số này không thể không kể đến vũ khí 'bom chuột' nổi tiếng của Anh khiến quân Đức Quốc xã 'sợ hết hồn'.

Sau khi phát xít Đức tấn công xâm lược, năm 1941, Anh chịu tổn thất lớn về người và tài sản. Trong bối cảnh ấy, các nhà khoa học làm việc cho Anh đã phát minh ra vũ khí "bom chuột" nổi tiếng Thế chiến 2.

Giống như tên gọi, các nhà khoa học làm việc cho tình báo Anh bắt hàng trăm con chuột để biến chúng thành vũ khí nguy hiểm chết người.

Cụ thể, sau khi bị bắt, những con chuột bị giết, mổ bụng rồi nhồi thuốc nổ dẻo vào bên trong trước khi khâu lại.

Kế hoạch của tình báo Anh là bí mật đặt những con chuột mang thuốc nổ trong người lẫn trong than đá bên cạnh nồi hơi trên tàu hỏa, tàu thuyền của Đức quốc xã.

Khi lính Đức phát hiện những con chuột chết trên thì sẽ làm theo thói quen là ném chúng vào lò dẫn đến một vụ nổ lớn xảy ra.

Khi ấy, tình báo Anh đạt được mục đích trong việc phá hủy và gây thiệt hại lớn cho phát xít Đức.

Đúng như kế hoạch, sau khi chuẩn bị sẵn sàng hàng trăm "bom chuột", các nhân viên tình báo Anh chuyển chúng lên một container để đưa tới Đức trước khi bố trí ở các mục tiêu quan trọng về kinh tế - quân sự của chính quyền Hitler.

Thế nhưng, kế hoạch táo bạo trên của Anh không đạt được kết quả như dự tính. Nguyên do là bởi phát xít Đức đã chặn chiếc container chứa "bom chuột" của Anh trước khi chúng được sử dụng.

Vì vậy, sau khi phát số "bom chuột" trên, phát xít Đức ráo riết điều tra nhằm tịch thu và loại bỏ số vũ khí này trên khắp cả nước.

Dù kế hoạch không thành công như dự định nhưng vũ khí "bom chuột" của Anh đã khiến giới chức Đức quốc xã sống trong thấp thỏm lo sợ vì có thể xảy ra những thảm kịch kinh hoàng bởi những con chuột chết tưởng chừng vô hại.

Video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14)

Tâm Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giat-minh-vu-khi-bom-chuot-khien-duc-quoc-xa-so-het-hon-1322710.html