Giật mình lý do trẻ nẻ môi, rỉ máu vào mùa đông

Mùa đông, nhiều trẻ bị nẻ môi, đôi khi còn rỉ máu rất khó chịu. Ngoài yếu tố bên ngoài, tình trạng cơ thể cũng khiến hiện tượng tồi tệ hơn.

Khi thời tiết hanh khô, trẻ thường bị nẻ môi. Điều này bắt nguồn từ cấu tạo môi là những mô niêm mạc, lớp sừng rất mỏng. Mùa đông độ ẩm không khí thấp, môi dễ bị bong tróc do thiếu nước. (Ảnh minh họa)

Khi thời tiết hanh khô, trẻ thường bị nẻ môi. Điều này bắt nguồn từ cấu tạo môi là những mô niêm mạc, lớp sừng rất mỏng. Mùa đông độ ẩm không khí thấp, môi dễ bị bong tróc do thiếu nước. (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, tuyến bã nhờn ở trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên tình trạng khô, nứt nẻ diễn ra càng mạnh. Nếu dùng đèn sưởi hoặc đốt lửa sưởi ấm, nhiệt độ môi trường tăng càng đẩy nhanh quá trình mất nước trong cơ thể.

Ngoài yếu tố tuyến bã nhờn chưa hoàn thiện, thói quen sinh hoạt cũng khiến trẻ dễ nẻ môi hơn. Cụ thể, nhiều trẻ chảy nước dãi, ăn lâu, dùng tay bóc hoặc liên tục liếm môi khiến nước vùng này dễ bị mất nước, gây nên hiện tượng môi đỏ, đóng vảy, nứt nẻ.

Thể trạng cũng ảnh hưởng đến hiện tượng nẻ môi mùa đông. Trẻ có sức đề kháng kém, thiếu vitamin sẽ dễ bị nẻ môi hơn so với người khỏe mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Để trị dứt điểm khô nẻ, phụ huynh cần đảm bảo cơ thể trẻ không bị mất nước – nguyên nhân chính gây nẻ môi. Cách đơn giản nhất là uống nhiều nước hơn, bổ sung nước kịp thời.

Bố mẹ nên nhắc nhở trẻ uống nước sau khi vận động mạnh. Thời điểm này, trẻ rất dễ đổ mồ hôi song người lớn khó quan sát thấy do trẻ mặc nhiều lớp quần áo.

Ngoài ra, bố mẹ chú ý bổ sung rau quả tươi chứa nhiều vitamin cho trẻ. Không chỉ giảm thiểu tình trạng nứt nẻ, dưỡng chất trong thực phẩm còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ tránh được một số bệnh vặt.

Bên cạnh việc chăm sóc từ bên trong, sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm bên ngoài cho trẻ cũng rất hữu dụng. Cha mẹ lưu ý, không dùng son dưỡng của người lớn lên môi bé.

Thay vào đó, bạn có thể dùng dầu mè để bôi cho con sẽ an toàn hơn. Khi thực hiện, mẹ dùng tăm bông thấm một lớp dầu mỏng, nhẹ nhàng thoa đều khắp bề mặt môi. Dầu mè có tác dụng dưỡng ẩm, không lo trẻ “ăn” hóa chất khi liếm.

Nếu da môi bong tróc, trẻ sẽ rất khó chịu và tìm cách để bóc ra. Trường hợp này, bạn nên rửa tay sạch rồi dùng kéo đã được tiệt trùng để cắt bỏ. Bố mẹ cần bảo đảm vệ sinh dụng cụ, tay sạch sẽ tránh trẻ bị viêm nhiễm.

Mùa đông, bố mẹ nên cho trẻ uống cốc có ống hút. Cách này có tác dụng giảm tiếp xúc giữa nước với môi, hạn chế tình trạng bay hơi gây mất nước. Khi ra ngoài, nên cho bé dùng khẩu trang.

Ngoài ra, bố mẹ có thể tận dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm không khí cho trẻ. Sống trong môi trường độ ẩm thích hợp, tình trạng nẻ môi sẽ giảm đáng kể.

Mời độc giả xem thêm video: Nhật Bản đối mặt với mùa đông khắc nghiệt. Nguồn video: VTV1

Định Tâm (Theo SH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/giat-minh-ly-do-tre-ne-moi-ri-mau-vao-mua-dong-1652726.html