Giật mình bằng chứng khó cãi dấu vết người Tuyết trên đỉnh Himalaya

Mới đây, quân đội Ấn Độ tuyên bố tìm thấy dấu chân của người tuyết Yeti gần khu căn cứ Makalu ở biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Ngay lập tức, thông tin này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng.

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, người tuyết Yeti là một bí ẩn lớn mà giới chuyên gia nỗ lực đi tìm câu trả lời. Mới đây, một thông tin đáng chú ý về sinh vật huyền bí này gây xôn xao dư luận.

Cụ thể, quân đội Ấn Độ mới đưa ra tuyên bố tìm thấy dấu chân của người tuyết Yeti gần khu căn cứ Makalu ở biên giới giữa Nepal và Trung Quốc.

Không những vậy, quân đội Ấn Độ còn đăng những hình ảnh về dấu chân được cho là của Yeti trên tài khoản Twitter.

Makalu là một trong những ngọn núi cao nhất thế giới. Nơi đây là một trong những địa điểm được giới chuyên gia săn lùng sinh vật bí ẩn Yeti.

Trước việc phát hiện dấu chân Yeti ở Makalu, rất nhiều tin rằng đây chính là bằng chứng chứng minh sự tồn tại của sinh vật huyền bí này.

Tuy nhiên, cũng có một số người hoài nghi và cho rằng đây có thể là một trò đùa. Trong số này có Daniel C. Taylor - người viết một cuốn sách về Yeti. Tác giả Taylor cho rằng dấu chân bị hoài nghi là của Yeti mới được quân đội Ấn Độ phát hiện có thể là dấu chân của những con gấu.

Những câu chuyện về Yeti xuất hiện ở những ngọn núi cao ở châu Á bắt đầu xuất hiện từ những năm 1920. Kể từ đó, rất nhiều người, bao gồm cả giới chuyên gia đi tìm tung tích người tuyết Yeti.

Theo đó, vào năm 2014, các nhà khoa học đã phân tích DNA 2 mẫu được cho là của người tuyết Yeti lấy từ dãy Himalaya, trong đó 1 mẫu từ Ladakh ở Ấn Độ và mẫu kia từ Bhutan.

Điều thú vị là kết quả kiểm tra, phân tích cho thấy 2 mẫu trên là của một con gấu bí ẩn có họ hàng di truyền gần nhất là tổ tiên xa xưa của gấu Bắc cực.

Vì vậy, cho đến nay, bí ẩn về sự tồn tại của người tuyết Yeti vẫn chưa được khoa học giải mã.

Mời độc giả xem video: Lễ hội nặn người tuyết ở Iran (nguồn: VTC14).

Tâm Anh (theo Reuters)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giat-minh-bang-chung-kho-cai-dau-vet-nguoi-tuyet-tren-dinh-himalaya-1217914.html