Giáo viên hạng II cũ phụ cấp thâm niên vượt khung, tính lương mới thế nào?

Chứng chỉ hạng II của bạn được công nhận là tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II mới.

Tiếp tục bàn về chuyển mã số, xếp lương mới giáo viên trung học cơ sở trong thời gian tới, một giáo viên có tên là V.T. gửi thư về Tòa soạn có nội dung như sau:

Kính thưa Tòa soạn. Tôi là một giáo viên đang dạy tại một trường trung học cơ sở, tôi là tổ trưởng chuyên môn đang hưởng lương hạng II bậc 9 hệ số 4,98, phụ cấp thâm niên 8% vào 01/02/2021.

Tôi có nhiều lần đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh, giáo viên giỏi cấp tỉnh, chấm thi giáo viên giỏi cấp huyện, bằng khen tỉnh,… Tôi đã học và được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng trung học cơ sở hạng II năm 2018.

Xin cho tôi hỏi các câu hỏi về xếp lương mới theo Thông tư 03/2021 như sau:

1. Với các tiêu chuẩn trên, tôi có được chuyển xếp lương giáo viên hạng II mới?

2. Chứng chỉ hạng II tôi đã học trước đây có thay thế cho chứng chỉ hạng II mới hay không? Tôi có phải học chứng chỉ hạng II mới hay không?

3. Khi được chuyển sang hạng II mới hệ số lương của tôi sẽ là bao nhiêu? Thời điểm nâng lương lần sau là khi nào?

Xin chân thành cám ơn và chúc sức khỏe!

Giáo viên hạng II (cũ) hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, chuyển xếp lương mới theo Thông tư 03 thế nào? (Ảnh minh họa: Lã Tiến)

Giáo viên hạng II (cũ) hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, chuyển xếp lương mới theo Thông tư 03 thế nào? (Ảnh minh họa: Lã Tiến)

Trước hết chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng, quan tâm gửi câu hỏi về Tòa soạn.

Dựa vào kiến thức cá nhân và căn cứ pháp lý là Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 02/2007/TT-BNV, người viết cung cấp một số thông tin tư vấn và quy định liên quan về vấn đề cụ thể bạn nêu để bạn và các đồng nghiệp cùng tham khảo, như sau:

Thứ nhất, bạn sẽ được chuyển sang giáo viên trung học cơ sở hạng II mới.

Do bạn đang là giáo viên trung học cơ sở hạng II cũ, đảm bảo các tiêu chuẩn của giáo viên hạng II mới tại Điều 4.

Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31 về các tiêu chuẩn nhiệm vụ, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ đào tạo,… của Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT nên bạn sẽ được chuyển sang giáo viên trung học cơ sở hạng II mới theo hướng dẫn bổ nhiệm giáo viên trung học cơ sở mới ở Điều 7.

TạiĐiều 7. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở

1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở như sau:

a) Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32);

b) Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31);

c) Giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30).

2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32); giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31).

3. Giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở đã trúng tuyển.”

Như vậy, theo các tiêu chuẩn của giáo viên trung học cơ sở hạng II mới, so với những tiêu chuẩn của bạn nêu ra trong bài thì bạn sẽ được chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II mới có hệ số lương từ 4,0 đến 6,38 từ 20/3 tới.

Thứ hai, chứng chỉ hạng II đã học được áp dụng như chứng chỉ hạng II mới.

Theo như thư bạn viết, bạn đã có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II ở năm 2018 nên theo quy định của Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT bạn sẽ xem như đã có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II mới quy định tại “Điều 10. Điều khoản áp dụng

[…] 3. Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được công nhận là tương đương với chúng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II quy định tại Thông tư này.[…]”

Do đó, chứng chỉ hạng II của bạn được công nhận là tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II mới.

Bạn không cần phải học chứng chỉ hạng II mới theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT.

Thứ ba, chuyển xếp hệ số lương mới, thời gian nâng lương lần sau.

Thầy Bùi Nam trả lời thẳng các câu hỏi về chứng chỉ, xếp hạng, lương giáo viên

Do bạn đã xếp lương bậc cuối cùng của bảng lương hạng II hiện tại, có hệ số lương 4,98, phụ cấp thâm niên nên việc chuyển xếp lương của bạn thực hiện theo quy định sau:

Tại Thông tư 03/2021/BGDĐT quy định việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.

1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức quy định cụ thể như sau:

a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau:

Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

b. Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.” […]

Một số quan điểm và thông tin trao đổi cùng bạn. Phần tư vấn có tính chất tham khảo, tùy từng trường hợp khác nhau sẽ có cách giải quyết khác nhau.

BÙI NAM

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/giao-vien-hang-ii-cu-phu-cap-tham-nien-vuot-khung-tinh-luong-moi-the-nao-post215989.gd