Giao tranh lại bùng phát ở Nagorny-Karabakh

Các lực lượng Azerbaijan và Armenia ngày 12-10 tiếp tục cáo buộc lẫn nhau mở các cuộc tấn công mới trong và xung quanh khu vực Nagorno-Karabakh, gia tăng áp lực đối với một lệnh ngừng bắn nhân đạo vốn đang rất mong manh nhằm ngăn chặn xung đột nặng nề nhất giữa hai bên trong hơn 25 năm qua.

Các lực lượng Azerbaijan và Armenia ngày 12-10 tiếp tục cáo buộc lẫn nhau mở các cuộc tấn công mới trong và xung quanh khu vực Nagorno-Karabakh, gia tăng áp lực đối với một lệnh ngừng bắn nhân đạo vốn đang rất mong manh nhằm ngăn chặn xung đột nặng nề nhất giữa hai bên trong hơn 25 năm qua.

Đống đổ nát tại một địa điểm bị trúng tên lửa trong cuộc giao tranh ở khu vực NagornoKarabakh. Ảnh: Reuters

Đống đổ nát tại một địa điểm bị trúng tên lửa trong cuộc giao tranh ở khu vực NagornoKarabakh. Ảnh: Reuters

AFP dẫn các thông tin cho biết, Azerbaijan đã tuyên bố, các vị trí quân sự của họ đã bị pháo kích chỉ sau một đêm. Lãnh đạo khu vực NagornoKarabakh, vốn được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan cho biết, lực lượng của họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của quân đội nước láng giềng. Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Azerbaijan cáo buộc lực lượng Armenia đã không tuân thủ lệnh ngừng bắn đạt được trong cuộc đàm phán tại thủ đô Moscow hồi tuần trước và do Nga giám sát. Phía Azerbaijan cho biết đã tiêu diệt nhiều lực lượng của đối phương, cũng như 1 xe tăng T-72 và 3 bệ phóng tên lửa đa nòng Grad. Về phía Armenia, nữ phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Shushan Stepanyan cho biết, quân đội Azerbaijan pháo kích dữ dội ở mặt trận phía Nam, đồng thời khẳng định phía quốc gia láng giềng chịu tổn thất lớn về nhân lực và thiết bị quân sự. Tuy nhiên, bà không cho biết thêm chi tiết. Cũng chưa có nguồn tin xác nhận thông tin này.

Sau 11 giờ đàm phán giữa Ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan tại Moscow, hai bên đồng ý về một lệnh ngừng bắn nhân đạo bắt đầu từ trưa 10-10. Tuy nhiên, lệnh ngừng bắn đã không được duy trì. Hai bên liên tục cáo buộc lẫn nhau pháo kích dữ dội vào các khu dân cư và tiếp tục giao tranh. Hơn 300 người đã chết và hàng ngàn người mất nhà cửa kể từ khi xảy ra bạo lực trong cuộc xung đột kéo dài bùng phát hôm 27-9. Các cuộc giao tranh đã khiến một nửa dân số vùng Nagorno-Karabakh phải di dời - chừng 700.000 người - các quan chức cho biết.

Mới đây nhất, giao tranh dữ dội đã xảy ra trước khi có thỏa thuận ngừng bắn. Chính quyền tự phong của người thiểu số Armenia ở vùng Nagorno-Karabakh nói Azerbaijan đã bắn tên lửa vào các khu vực dân cư ở Stepanakert, thành phố lớn ở vùng này. Trong khi đó, chính phủ ở thủ đô Yerevan cáo buộc các lực lượng nước láng giềng tăng cường bắn phá bằng máy bay không người lái nhằm thay đổi cân bằng quân sự trong cuộc xung đột. Về phía mình, Azerbaijan cáo buộc Armenia đã ném bom xuống các khu vực đông dân gần Nagorno-Karabakh và nói họ bắn đáp trả.

Trước đó, Armenia cáo buộc Azerbaijan cố tình ném bom vào nhà thờ lâu đời ở NagornoKarabakh. Họ đưa ra nhiều hình ảnh cho thấy, nhà thờ ở thành phố Shusha (còn gọi là Shushi ở Armenia) bị phá hủy trầm trọng. Trong khi đó, Azerbaijian nói thành phố lớn thứ hai của nước này, Ganja, và khu vực Goranboy đã bị lực lượng Armenia ném bom dữ dội.

Trong diễn biến liên quan, phát biểu trước cuộc họp với những người đồng cấp Liên minh Châu Âu (EU) ngày 12-10 tại Luxembourg, Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải thúc đẩy lệnh ngừng bắn tại Nagorn- Karabakh. Ông Asselborn nhấn mạnh: “Thông điệp này từ Luxembourg sẽ như một lời kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, giúp dàn xếp một lệnh ngừng bắn nhanh chóng”. Hồi tuần trước, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh quan trọng của Azebeijan, sẽ dùng tầm ảnh hưởng “đáng kể” của mình để giúp xoa dịu xung đột tại Nagorny-Karabakh.

KHẢ ANH

AZERBAIJAN TUYÊN BỐ "PHẢN KÍCH TỰ VÊ CHÍNH ĐÁNG NHẰM BẢO VÊ DÂN THƯỜNG VÀ CÁC CƠ SỞ HẠ TẦNG DÂN SỰ"

Cuộc xung đột Azerbaijan – Armenia lần này bùng nổ hôm 27-9. Lúc đó, lần đầu tiên quân đội Azerbaijan tấn công trên toàn mặt trận với lý do đưa ra là Armenia tấn công khiêu khích trước và "có biểu hiện của chủ nghĩa phát xít".

Theo lời Tổng thống AzerbaijanIlham Aliyev, lực lượng vũ trang Armenia dùng nhiều loại vũ khí, gồm pháo binh hạng nặng, tấn công các khu dân cư của họ từ nhiều hướng. Baku quyết định "tổng phản công" và "chiếm nhiều khu vực chiến lược". Armenia sau đó phủ nhận và gọi đó là "trò khiêu khích của cỗ máy tuyên truyền Azerbaijan". Tuy nhiên, nguồn tin Đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam cho biết, theo các tuyên bố của Bộ Ngoại giao Azerbaijan, Văn phòng Tổng thống Azerbaijan, các lực lượng vũ trang Azerbaijan đã tiến hành các biện pháp phản kích tự vệ chính đáng nhằm bảo vệ dân thường và các cơ sở hạ tầng dân sự của Azerbaijan trong phạm vi các lãnh thổ Azerbaijan được cộng đồng quốc tế công nhận, tuân thủ nghiêm túc các luật pháp quốc tế, luật nhân đạo quốc tế trước các hành động khiêu khích quân sự, leo thang căng thẳng từ phía các lực lượng vũ trang Armenia.

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_232910_giao-tranh-lai-bung-phat-o-nagorny-karabakh.aspx