Giao lưu trực tuyến: Thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm Khoa học và Công nghệ

Báo Tiền phong phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông Khoa học và Công nghệ tổ chức Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: 'Thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm Khoa học và Công nghệ' vào 14h chiều 27/11.

Tường thuật trực tiếp

16:13 27/11

Nhà báo Phùng Công Sưởng-Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong tặng hoa các vị khách mời, kết thúc buổi giao lưu trực tuyến.

Nhà báo Phùng Công Sưởng-Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong tặng hoa các vị khách mời, kết thúc buổi giao lưu trực tuyến.

16:00 27/11

Thời gian tới cần làm gì để thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học?

Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN:

- Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2030 với mục tiêu chính:

+Tiếp tục triển khai bên cung bên cầu để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm.
+Tiếp tục rà soát kiện toàn chính sách có liên quan về thị trường KHCN để có sự đồng bộ thống nhất khi triển khai.

+Phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển công nghệ trong đó tập trung các tổ chức trung gian với vai trò kết nối bên cung bên cầu

- Không chỉ chương trình 2075 và một số chương trình khác như 592, 68, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Thực tế bản thân các doanh nghiệp đã chủ động tham gia hoạt động KHCN nhưng cũng có hạn chế khi chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên ngiệp. Vì vậy doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tham gia các chương trình KHCN theo quy định pháp luật. Vì vậy chưa tiếp cận được nên nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.

Hội doanh nghiệp KH&CN là đại diện cho lợi ích hơp pháp cho các doanh nghiệp, và là đầu mối cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là:

+ Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu tài sản trí tuệ. Hiện nay giá trị giao dịch từ các kết quả nghiên cứu trong nước là 16,8% và 25% từ nước ngoài.

+ Làm thế nào để thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn. Trọng tâm phát triển là làm sao để kết nối thị trường Việt nam với Thế giới
+Thay vì các cơ quan nhà nước làm với nhau thì gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt 20 nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nên kinh tế (trên 1 tỷ USD)

Hiện nay, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc nghiên cứu và xây dựng hệ sinh thái thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí để rút ngắn khoảng cách của khu vực viện/trường với khu vực sản xuất kinh doanh.

15:31 27/11

Thưa ông, được biết Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1062/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình 68 giai đoạn 2016-2020, xin ông cho biết giai đoạn mới sẽ có những hỗ trợ như nào với việc hỗ trợ thương mại hóa nghiên cứu của các nhà khoa học?

Ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ trả lời:

Chính phủ phê duyệt Chương trình 68 giai đoạn 2016-2020 thì có một mục tiêu là nâng cao năng lực tạo lập quản lý cho mọi tài sản cá nhân. Để đạt được mục tiêu này thì có nhiều nội dung cần triển khai.

Trong giai đoạn vừa rồi, mặc dù trong quá trình kêu gọi đăng ký sáng chế nhưng không nhận được nhiều phản hồi (hồ sơ đăng ký) từ các nhà khoa học từ người sáng chế không chuyên theo định hướng của chương trình 68.

Đối với các nhà khoa học muốn hỗ trợ thì cần gì?

Bộ Khoa học và Công nghệ phải đặt hàng nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, cả nước có rất đông doanh nghiệp, viện trường cũng như các sở, khoa học công nghệ,... nên việc đặt hàng chỉ được gửi đến các đầu mối.

Thực tế, chúng tôi nhận được gần 300 giải pháp nhưng khi hội đồng phê duyệt đặt hàng họp thì hội đồng đánh giá sơ bộ sản phẩm này có khả năng áp dụng ra thị trường không, tính hiệu quả, giải quyết đầu ra có mang lại hiệu quả kinh tế, lợi ích cho người dùng hay không? Trên cơ sở những điều đó, các nhà sáng chế phải chứng minh được và sẽ được nhà nước đầu tư.

15:08 27/11

Ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ:

Nhiều ý kiến cho rằng thời gian đăng ký cấp bằng sáng chế lâu quá làm nản lòng các nhà sáng chế. Tuy nhiên đăng ký sở hữu sáng chế rất khác những lĩnh vực khác đòi hỏi bản mô tả sáng chế theo quy định quốc tế, được theo bố cục riêng, trong đó trình bày bản chất và nêu rõ được cái cần bảo hộ.

Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm vẫn thường mời các chuyên gia nước ngoài để giúp các nhà sáng chế làm được bản mô tả sáng chế bộc lộ được bản chất vượt trội của sản phẩm tuy nhiên vẫn giữ được ý tưởng riêng đế khi công bố không thể sao chép được.

Quy trình tại Cục sở hữu kéo dài ,vì các nhà sáng chế chưa hiểu được luật và chưa viết được đúng các đơn từ và bản mô tả sáng chế. Theo luật sau 1 tháng viết đơn thì sẽ được xác nhận, tuy nhiên nhiều đơn từ phải sửa rất nhiều lần, mỗi lần sửa lại mất 1-2 tháng, nhiều đơn mất 5-6 tháng.

Trong luật có quy định, nếu các nhà khoa học muốn công bố sớm thì sang tháng thứ 19 Cục Sở hữu trí tuệ mới công bố lên và nhà sáng chế có nhu cầu mới thẩm định nội dung.

Cục Sở hữu trí tuệ đã tư vấn rất nhiều cho các nhà khoa học nếu có nhu cầu thì phải viết đơn yêu cầu công bố sớm và thẩm định nội dung thì chỉ cần 18-20 tháng là có thể hoàn thiện thủ tục sở hữu trí tuệ.

15:07 27/11

Làm sao hành lang pháp lý để bảo vệ được ý tưởng?

Ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ:Chúng ta chỉ bảo hộ cho sản phẩm mà không bảo hộ cho ý tưởng.

Các sàn giao dịch ý tưởng. Mối liên kết với nhà nghiên cứu- nhà khoa học- doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 có nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ các nhà sáng chế, áp dụng sáng chế của mình làm ra được sản phẩm.

Từ một sản phẩm nghiên cứu ra thị trường là một chặng đường dài. Nhà sáng chế làm được việc này rất khó vì phải có nguồn lực tài chính. Để áp dụng được sáng chế này thì nhà khoa học phải nghiên cứu để hình thành ra công nghệ, sau đó chế thử, hoàn chỉnh công nghệ rồi ra đến sản phẩm. Bài toán đặt ra là sản phẩm ấy bán được hay không. Tôi biết nhiều sáng chế, ý tưởng hay nhưng tôi khuyên sáng chế xã hội cần nhưng đừng sáng chế cái mình thích.

Trong quá trình triển khai yêu cầu đầu tiên phải thể hiện được nội dung đề án: Tính khả năng dự đoán nếu sản phẩm đưa ra thị trường thì tính khác biệt, tính ưu việt so với thị trường, anh đã đánh giá được chưa, và giá đưa ra.

Phải tính toán được cả việc bản đồ công nghệ. Cuối cùng cái sáng chế đó được bảo hộ hay chưa và liệu khai thác độc quyền thì thời gian đó được không? Đó là bài toán. Qua đây tôi thấy vấn đề sở hữu trí tuệ các sáng chế của nhà khoa học là vấn đề dài dài.

15:03 27/11

TS Nguyễn Thị Ngoan

Nếu có thể gửi đề nghị hỗ trợ đến cơ quan quản lý, chị sẽ đề nghị vấn đề gì?

TS Nguyễn Thị Ngoan, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam- người đang thương mại hóa nhiều sản phẩm KH&CN:

Tôi tập trung nghiên cứu khoa học thì để được thương mại hóa cách đơn giản nhất là làm việc với doanh nghiệp theo đơn đặt hàng. Nếu có một sân chơi ý tưởng thì là cách gần nhất để ý tưởng có thể đưa ra thị trường.

15:01 27/11

Nhiều nhà khoa học phản ánh, khi họ đi đăng ký bảo hộ trí tuệ khó khăn, có khi mất 1 năm trời? Xin ông cho ý kiến?

Ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ:

Đây là một câu hỏi rất hay. Có doanh nghiệp nói thời gian cấp bằng sáng chế lâu quá, 4-5 năm làm nản lòng các nhà sáng chế.

Có trường hợp Cục chưa đáp ứng về thời gian. Nhưng riêng về sáng chế thì nó khác các đối tượng khác, khi nói sáng chế là cái anh phải làm mới. Khi nộp một đơn sáng chế anh phải viết được 1 bản sáng chế theo bố cục theo thế giới, tình trạng hiện có và sự vượt trội của sáng kiến.

Các cần nhất là cái gì cần phải bảo hộ. Nhưng cái cuối cùng là cái gì cần bảo hộ thì các nhà sáng chế rất thiếu, không nói ra được. Đây là cái khó khi viết bản mô tả.

Trong luật, sau khi nộp đơn nếu đơn đáp ứng thì trong 1 tháng ra đơn hợp lệ. Nhưng đơn các sáng chế Việt Nam phải sửa rất nhiều, của nước ngoài thì rất chuẩn. Mỗi lần sửa giấy tờ qua lại mất 1-2 tháng. Có sáng chế người viết phải cho thêm vài tháng.

Hiện nay, Cục sở hữu trí tuệ có chính sách hỗ trợ các nhà sáng chế để có thể công bố sớm. Có trường hợp trước 2 năm đã có thể công bố rồi.

14:54 27/11

Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN

Ý tưởng gì trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học?

Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN:

Việt Nam còn nhiều rào cản thúc đẩy các đơn vị trung gian phát triển. Hiện bộ KHCN đã có ý tưởng phát triển sàn gia dịch trung gian, như đã hỗ trợ phát triển sàn CNKH Hải Phòng để qua đó thúc đẩy các hoạt động đầu tư mới, Sàn giao dịch TP.HCM cũng tương tự như vậy

Hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn có nhiều khó khăn như:

-Về nhận thức về thương mại còn chưa đồng bộ , chưa nhận thức đúng đủ về thương mại hóa nên ứng dụng còn nhiều khó khăn.

-Khó khăn về chính sách, quy định luật còn chưa đồng bộ. Dưới sự chỉ đạo Bộ Khoa học công nghệ đã rà soát luật cụ thể hóa các điều luật.

-Năng lực kết nối: các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu do mong muốn của nhà khoa học, tuy nhiên những đề tài này chưa chắc đã là cái thị trường cần. Khi có kết quả nghiên cứu thì không có khả năng đăng ký xác lập quyền.

-Không đầu tư được để phát triển. Yêu cầu đặt ra là cần cung cấp dịch vụ để hỗ trợ bên cần và nhà khoa học để bắt đầu ý tưởng cần thiết thực tiễn. Bằng các công cụ trong thời kỳ 4.0 có thể kết nối tự động giữa bên cung bên cầu để các sản phẩm nghiên cứu có sự tham gia hỗ trợ của nhiều bên.

Các nghiên cứu khoa học tốt, cần có nguồn lực, đặc biệt về tài chính. Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn thiếu cơ chế tài chính để ngân hàng cấp vốn cho các nhà nghiên cứu. Thực tế trong thời gian qua Bộ KHCN cũng đang tiến hành thúc đẩy đồng bộ hóa, đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và cấp vốn cho các dự án nghiên cứu trên.

14:42 27/11

Làm sao để sản phẩm ra được thị trường?

Ông Hoàng Đức Thảo – AHLĐ- Chủ tịch kiêm TGĐ, Công ty cổ phần KH&CN Việt Nam (Busadco) cũng là Chủ tịch Hiệp hội DN KH&CN Việt Nam: Vấn đề nút thắt là cơ chế hỗ trợ. Tất nhiên chúng ta nói phối kết hợp nhà nghiên cứu- doanh nghiệp- nhà nước nhưng cơ chế có không hay nói suông.

Tôi nghĩ quan trọng nhất cần đánh giá lại các tổ chức nghiên cứu, cái gì là nghiên cứu ứng dụng, cái gì là nghiên cứu hàn lâm. Mà bắt buộc vì Đảng nhà nước đầu tư thực sự nhưng sản phẩm đã ra và được chấp nhận được không. Chúng ta phải mạnh dạn và nói thẳng, nói thật về vấn đề này.

14:38 27/11

TS Nguyễn Thị Ngoan, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam

Chị có thể chia sẻ quá trình thương mại hóa sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học của bản thân mình?

TS Nguyễn Thị Ngoan, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam- người đang thương mại hóa nhiều sản phẩm KH&CN:

Về quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, theo kinh nghiệm của bản thân tôi là con đường dài hội tụ nhiều yếu tố. Thường ở Việt Nam nghiên cứu khoa học còn làm theo hướng hàn lâm, cơ bản. Hướng ứng dụng mấy năm nay phát triển thôi. Mấy năm nay các nhà khoa học có thể thương mại hóa sản phẩm của mình ra thị trường là con đường gian nan và lâu dài.

Về bản thân tôi, được hướng dẫn từ giáo sư có nhiều nghiên cứu được mang ra ứng dụng, có hỗ trợ học thêm về dược. Sau đó tôi học về tiến sĩ, khoảng 10 năm mới có định hướng về thương mại hóa cho sản phẩm của mình. Sản phẩm đầu tiên ra đời như vậy.

Nhưng sau này để đưa ứng dụng sản phẩm thì phải trả lời nhiều câu hỏi: Tính cấp thiết; sự mở rộng của dự án; Tính nổi trội; Tính ứng dựng của dự án;...

Để trả lời câu hỏi ấy thì chúng tôi không tự trả lời được mà phải là các doanh nghiệp vấn đề ở đây là phải có một đơn vị trung gian để hài hòa lợi ích và tiếng nói chung giữa nhà khoa học và doanh nghiệp.

14:38 27/11

Ông Hoàng Đức Thảo – AHLĐ- Chủ tịch kiêm TGĐ, Công ty cổ phần KH&CN Việt Nam (Busadco), Chủ tịch Hiệp hội DN KH&CN Việt Nam

Ông có thể chia sẻ về nhu cầu chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp?

Ông Hoàng Đức Thảo – AHLĐ- Chủ tịch kiêm TGĐ, Công ty cổ phần KH&CN Việt Nam (Busadco) cũng là Chủ tịch Hiệp hội DN KH&CN Việt Nam trả lời:

Bản thân các doanh nghiệp đã là tổ chức nghiên cứu ứng dụng nên mong đợi của các doang nghiệp phải có 1 sân chơi công bằng. Hoạt động nghiên cứu cần xã hội hóa. Các cơ quan nghiên cứu cần tách ra nghiên cứu cơ bản và hàn lâm thì nhà nước đầu tư. Còn những nghiên cứu khác cần ngang nhau và thực hiện xã hội hóa. Nhiều nghiên cứu cần được đầu tư hơn vì nhiều doanh nghiệp đã phải tự đầu tư nghiên cứu, lấy thu bù chi.

14:35 27/11

Thưa ông, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển thị trưởng khoa học và công nghệ trong đó đặt ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp thực hiện? Các mục tiêu và giải pháp được triển khai như nào đến thời điểm này, thưa ông?

Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN trả lời:

Ngày 8/1/2013 phê duyệt chương trình khoa học công nghệ đến năm 2020.

Hơn 6 năm thực hiện, phải nói thị trường khoa học và công nghệ của chúng ta còn non trẻ với thị trường khác.

Cụ thể chúng ta thiếu thể chế và sự đồng bộ hóa trong chính sách. Ngoài ra, một rào cản nữa là vấn đề nhận thức.

Trong thời gian qua, chúng ta có nhiều nghị quyết, văn bản chính sách thông qua các luật, nghị định. Tuy nhiên, một trong điểm nghẽn là thiếu các nhà tư vấn làm kết nối nguồn cung nguồn cầu. Chúng ta đã hình thành các chuyên gia, nghiên cứu độc lập. Rõ ràng một đơn vị nghiên cứu mạnh ở chuyên môn nhưng để ứng dụng nghiên cứu vào thực tiễn thì vẫn còn rất khó.

14:19 27/11

Nhà báo Phùng Công Sưởng-Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong phát biểu mở đầu buổi tọa đàm.

Mở đầu buổi tọa đàm, Nhà báo Phùng Công Sưởng-Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong phát biểu: Buổi tọa đàm “nóng” nhằm làm sao có thể tìm đầu ra cho sản phẩm Khoa học và Công nghệ. Đây là “nút thắt” tồn tại từ lâu. Chúng ta có sản phẩm tốt nhưng quả thực sản phẩm của nhà khoa học và doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc về “đầu ra”.

Báo Tiền phong phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông Khoa học và Công nghệ tổ chức Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm Khoa học và Công nghệ” vào 14h chiều 27/11 sẽ chia sẻ những những ý kiến trong đó có những ý kiến từ những người trẻ- những người có khả năng và hội nhập và tương tác với thế giới.

Buổi tọa đàm hôm nay mong được sự phản hồi từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trực tiếp có sản phẩm khoa học công nghệ. Với 4 vị khách mời trong buổi tọa đàm hôm nay chưa phải tất cả nhưng là đại diện tiếng nói từ các bên từ bên nhà nước, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp về công nghệ.

Buổi hôm nay hy vọng là buổi tọa đàm ghi nhận ý kiến, những câu hỏi đặt ra để có sự “trợ giúp” để có câu trả lời, có nghĩa là bạn đọc góp thêm một lời giải cởi nút thắt cho sản phẩm công nghệ.

Thời gian qua, rất nhiều sản phẩm nghiên cứu gặp khó trong quá trình thương mại hóa các sản phẩm, dịch vụ mới bởi rào cản từ việc thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các sản phẩm mới, tâm lý e ngại của người tiêu dùng cũng như việc thiếu nguồn lực tài chính cho thương mại hóa.

Nhằm hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách như Chương trình 68 hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, Quyết định số 2075 ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020 (gọi tắt là Chương trình 2075). Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh triển khai chương trình đào tạo “Hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học” (Chương trình “Leader in Innovation Fellowships” – LIF). Nhờ đó, một số sản phẩm nghiên cứu ứng dụng đã được hỗ trợ và tìm được chỗ đứng trên thị trường, góp phần thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng, kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản trong việc thương mại hóa sản phẩm KH&CN như kinh phí nghiên cứu thường chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khoảng cách giữa nhà khoa học và doanh nghiệp trong thương mại hóa sản phẩm. Trong khi nhà nghiên cứu thì không biết được doanh nghiệp, thị trường đang thực sự cần gì nên các kết quả nghiên cứu hay nhưng thiếu tính thực tế, thiếu kinh phí hoàn thiện các sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp chưa đủ tin tưởng vào năng lực của các nhà khoa học, chưa mạnh dạn đầu tư mạo hiểm nên chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ tầm trung và tầm thấp nhập khẩu từ bên ngoài.

Nhằm nêu ra những khó khăn và tìm ra giải pháp tháo gỡ rào cản thương mại hóa nghiên cứu khoa học, Báo Tiền phong phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm KH&CN”.

Buổi Tọa đàm, GLTT được thực hiện với sự tham gia của các khách mời gồm:

Ông Phạm Đức Nghiệm - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN.

Ông Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch kiêm TGĐ, Công ty cổ phần KH&CN Việt Nam (Busadco) cũng là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam.

TS Nguyễn Thị Ngoan, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Nguyễn Hoài

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/cong-nghe/giao-luu-truc-tuyen-thuc-day-thuong-mai-hoa-san-pham-khoa-hoc-va-cong-nghe-1490786.tpo