Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Khẳng định sự thống nhất trong đa dạng

Cùng với Nho Giáo – Lão Giáo - Phật giáo chiếm một vị trí không nhỏ trong đời sống Tôn Giáo – Văn Hóa của dân tộc Việt. Phật Giáo đã tạo ra một hệ thống triết lý tư tưởng hình thành từ hàng ngàn năm trước. Bên cạnh đó, Phật Giáo gần như là một nét văn hóa được phát tiết ra trong các bản luận, kinh, luật. Vì vậy, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được hình thành từ hơn 35 năm đã thực hiện một cuộc truy nguyên của Phật Giáo Việt Nam trong sự thống nhất và đa dạng dựa trên 4 khía cạnh đặc trưng: Pháp Phục, Kiến Trúc, Ngôn Ngữ, Di Sản…

Tính đặc trưng của Phật Giáo dựa trên hai yếu tố: Văn Hóa và Dân Tộc. Theo đó, TT. Thích Thọ Lạc – Trưởng Ban Văn Hóa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam khẳng định rằng: “Mất Văn hóa, là mất tất cả. Việc kế thừa, gìn giữ, phát huy một nền Văn hóa không chỉ của Phật giáo mà còn là Văn hóa của cả một dân tộc, sẽ phụ thuộc vào trong mỗi chúng ta, và cả một thế hệ tiếp theo. Vậy nên chúng ta đang cần lắm sự chung tay của tất cả một cộng đồng.

Phật giáo Việt Nam với giá trị riêng từ Trang Phục

Từ triều đại Lý – Trần coi tam giáo đồng tôn mà trong đó đạo phật luôn chiếm ưu thế hơn cả. Trong Hội điển – Q.134 – Nhu Viễn – Ban cấp sắc lệnh có viết như sau: “Ôi sửa đổi phong tục ắt phải dần dần, mà đấng vương giả dạy bảo nào có phân biệt…” Nhìn ở một góc độ sâu hơn thì Phật Giáo Việt Nam chia làm hai tông, phái rõ rệt: Bắc Tông và Nam Tông, ở đó Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam khi hội nhập Quốc Tế thường dễ nhầm lẫn với các sư đến từ SriLanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào… Trang phục vẫn sử dụng kiểu áo bầu tròn, cổ áo tàu và khuy áo tàu của người Trung Quốc. Từ đó, sẽ gây ra sự nhầm lẫn về tinh thần tự tôn dân tộc cần phải thay đổi để Phật Giáo Việt Nam không bị mai một, bởi pháp phục của người Trung Hoa.

Ban Văn Hóa Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2017 – 2022)

Ban Văn Hóa Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2017 – 2022)

Với Nam Tông và Khất sĩ có thể chung một pháp phục nhưng sắc phục không thể lẫn lộn được. Ở Tăng Ni miền Bắc nên lấy Trang Phục ở Làng Mai mà nhìn vào để không lẫn lộn giữa Ni cô và Dì Phước khi chít khăn trên đầu. Áo tràng, áo Nhật bình cũng là nét đặc trưng, thì màu sắc cần có để phân biệt giới phẩm, giới tính và chức sắc... Y ca sa của Bắc truyền cũng cần đơn giản, bớt lòe loẹt màu theo kiểu cung đình, vì tinh thần Phật giáo luôn thanh thoát nhẹ nhàng và đơn giản.

Phật Giáo Việt Nam hiện nay có 4 loại pháp phục đó là: Thường phục, Áo Nhật Bình, Áo Tràng, Áo Hậu, Ba y. Trong đó, có áo Vạt Cánh và Vạt Hò, Nhật Bình thể hiện đúng bản sắc Phật Giáo Việt Nam mà không bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc và các nước khác.

Kiến trúc chùa – nét độc đáo cần được lưu giữ

Theo TT. Thích Thọ Lạc: “Chùa Việt Nam từ thời Lý – Trần lấy bộ tứ linh gồm: Long – Ly – Quy – Phượng luôn được ưa chuộng, không thể thay thế. Đó là những con vật linh thiêng, gần gũi với nhà Phật, hay giúp đỡ người nên rất được trân trọng. Ở Việt Nam, con nghê là biến dạng của con ly (tên gọi khác của kỳ lân), có dáng vẻ hiền lành, thân thiện, thường hộ trì Phật pháp làm việc có ý nghĩa cho đạo, cho đời. Trong kiến trúc của đạo Phật, tốt nhất nên hạn chế linh vật hoặc nếu có thì để nó ở trạng thái hiền lành. Nên sử dụng những loài ăn cỏ, mang tinh thần từ bi hỉ xả, hạn chế loại ăn mặn, sát sinh.”

Theo đó, cần có sự thay đổi và phân chia trong kiến trúc của Phật giáo Bắc tông hay Phật giáo Nam truyền. Bởi nền tảng mỗi hệ phái đều có nét kiến trúc thống nhất trong đa dạng. “Kiến trúc xa xưa khi đất rộng người thưa, như ở Huế xa xưa, thì việc xây dựng trên một diện tích được bố cục theo các tiêu chuẩn như: chữ Tam, chữ Khẩu, chữ Đinh, chữ Công. Mái ngói âm-dương, trùng lương và điệp ốc. Trên nóc thường trang trí Tứ linh. Ảnh hưởng cung đình. Nội điện, nội thất trang trí hoa văn, hoành phi song đối. Nét đặc thù kiến trúc chùa Huế như thế, thống nhất thế nào cho ba miền, nếu mỗi miền duy trì nét cá biệt thì đâu cần đặt vấn đề thống nhất. Ngày nay, trong các Thành phố thị tứ, cận kề, sát vách nhà dân, xây dựng cơ sở thờ tự khó mà mang nét cá biệt như xưa, nhất là tại Sài gòn, có những vùng nhiều chùa sát vách đâu lưng nhau, nếu không có tượng thờ bên trong thì khó mà biết đó là ngôi chùa, bởi ngoại vi, nhất là mặt tiền không thể kết cấu đường nét Tôn giáo trong một không gian chỉ vài mét ngang chen chúc giữa nhà dân.” Theo PGS. TS Tống Trung Tín – Viện Khảo Cổ Học.
Ngôn ngữ và di sản thành tựu của lịch sử

Trong di sản Phật Giáo Việt Nam có ba miền với những dấu ấn rõ nét. Vì vậy, việc bảo tồn di sản văn hóa phật giáo là điều cấp thiết cần nên làm. Di sản phi vật thể của Phật giáo rất đa dạng, từ ngôn phong và đạo đức ứng xử, giới luật…Từ di sản chung, có những di sản văn hóa riêng của từng hệ phái. Bảo tồn di sản vật thể là bảo tồn một vật khối tự thể không sinh lợi, thì di sản phi vật thể của nhà Phật, nếu việc bảo tồn linh hoạt và tùy biến thì di sản đó sẽ phát sinh đa dạng, phong phú nhiều mặt. PGS, Tống Trung Tín trình bày: “Phật giáo Bắc tông, từ nguồn gốc nguyên thủy, chư Tổ đã triển khai nhiều hệ phái và luận giải, để ngày nay, không những Tam Tạng đồ sộ mà còn truyền bá trên nhiều Châu lục. Phật giáo Nguyên thủy duy trì và bảo tồn được di sản văn hóa cội nguồn qua văn tạng Pali. Không ai có quyền triển khai lệch lạc con đường nguyên thủy, giữ được tinh chất khởi nguyên trong lúc cuộc sống luôn tùy duyên biến hóa. Đây cũng là nét đặc thù của một bộ phận trong ngôi nhà Chánh pháp Như Lai.Trong Phật giáo hiện nay, ai cũng biết, hết 80% sử dụng âm Hán và 50% sử dụng chữ Hán trong nghi lễ, hoành phi song đối. Kinh sách hiện nay chúng ta vẫn chưa có bộ Tam Tạng bằng Việt ngữ khi mà Myanmar, Lào, Campuchea, Nam Hàn, Nhật, Đài Loan... đều có bộ quốc ngữ của bản địa. Nam tông kinh và Nam tông K'hmer bảo lưu tiếng Pali, Phật giáo Bắc truyền Việt Nam sử dụng chữ Hán. Riêng Phật giáo nội sinh Khất sĩ đã dùng thi kệ thuần Việt trong các buổi lễ; thậm chí ngôn từ giao tế cũng mang nét đặc thù khiêm cung. Chứng tỏ chúng ta không thiếu khả năng và không nghèo văn ngữ.

TT. Thích Thọ Lạc – Trưởng Ban Văn Hóa Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt
Vì vậy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam với mong muốn, trong Đại lễ Vesak LHQ 2019, chúng ta sẽ có một : “PHÁP PHỤC THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” thống nhất là màu sắc vàng (màu vàng đất và các đẫy cài trên vai với biểu tượng Chùa Một cột, rất Việt, cùng các phụ kiện đi kèm, còn về kiểu dáng pháp phục thì vẫn đa dạng theo các hệ phái, vùng miền), để thực hiện nghi lễ : “Cầu nguyện hòa bình và cầu nguyện Quốc thái dân an”. Ngoài sự thống nhất về trang phục, còn sự thống nhất về : Khóa tụng chung cho tất cả các hệ phái vùng miền, đó là “BỘ KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN BẰNG TIẾNG VIỆT”, đây là lời dạy đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni” TT. Thích Thọ Lạc chia sẻ.

Duy Kỳ - Xuân Thủy

Duy Kỳ

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-khang-dinh-su-thong-nhat-trong-da-dang-67656