Giáo dục 'nóng' với các vấn đề mang tính thời sự cao

Sau khi gần 1 triệu học sinh cả nước kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2019, dư luận hướng sự quan tâm tới khâu chấm thi. Đây cũng là vấn đề Bộ GD&ĐT đặc biệt sát sao, chỉ đạo quyết liệt vì một kỳ thi an toàn tuyệt đối. Bên cạnh đó, diễn đàn GD toàn cầu lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam; Luật Giáo dục 2019 chính thức được công bố,… thu hút sự quan tâm của dư luận.

Hiện nay, các địa phương đang tập trung cao độ cho khâu chấm thi - Kỳ thi THPT quốc gia 2019 (Ảnh minh họa)

Hiện nay, các địa phương đang tập trung cao độ cho khâu chấm thi - Kỳ thi THPT quốc gia 2019 (Ảnh minh họa)

Bảo đảm an toàn tuyệt đối khâu chấm thi

Tuần qua, Kỳ thi THPT quốc gia 2019 tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo việc chấm thi phải an toàn, nghiêm túc, trung thực, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, gian lận hoặc sai sót.

Trong tuần, các đoàn công tác do các Thứ trưởng Bộ GD&ĐT dẫn đầu đã đến các tỉnh, thành kiểm tra thực tế công tác chấm thi, ghi nhận nỗ lực của các địa phương vì một kỳ thi an toàn tuyệt đối.

Bộ trưởng lưu ý đối với các bài thi tự luận, trước khi giao các túi bài thi, cán bộ chấm thi phải bốc thăm phân công túi bài thi để đảm bảo tính khách quan, công bằng. Tất cả các bài thi tự luận phải được chấm hai vòng độc lập và thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài thi đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra.

Đối với các bài thi trắc nghiệm, phải thực hiện nghiêm túc quy trình chấm thi; cán bộ tham gia chấm thi phải đảm bảo đã nắm chắc quy trình và phần mềm chấm thi, tuân thủ nghiêm túc các thao tác trên phần mềm, tuyệt đối không được để xảy ra bất kỳ sai sót nào dù là nhỏ nhất.

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, phần mềm chấm trắc nghiệm đang vận hành rất trơn tru, một số lỗi kỹ thuật do từ phía coi thi đã xử lý theo khuôn khổ của quy chế và sự hỗ trợ của phần mềm. từ phía coi thi đã xử lý theo khuôn khổ của quy chế và sự hỗ trợ của phần mềm.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc diễn đàn Giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu của UNESCO năm 2019 (Ảnh: gdtd.vn)

Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là tích hợp phát triển bền vững vào giáo dục mà còn xem giáo dục như một phương tiện thực hiện toàn diện cho tất cả mục tiêu phát triển bền vững.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Diễn đàn Giáo dục toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Tuần qua, đại biểu hơn 100 nước dự diễn đàn giáo dục toàn cầu tại Hà Nội. Các đại biểu đã tìm hiểu kết quả nghiên cứu của UNESCO, thảo luận về việc dạy và học vì một xã hội hòa bình, bền vững.

Diễn đàn với sự tham dự của hơn 350 lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục. Đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức tại Việt Nam nhằm hưởng ứng chủ đề "Học tập và giảng dạy vì một xã hội hòa bình và bền vững: từ bậc giáo dục mầm non đến giáo dục tiểu học và trung học".

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều câu hỏi trong triển khai chương trình này. Đó là làm thế nào giáo dục tiếp cận và phục vụ tất cả, làm sao để cập nhật chương trình giảng dạy và các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, hay để biến việc học tập thành một hành trình suốt đời?

Cho rằng những câu hỏi này không chỉ dành cho Việt Nam mà còn cho các quốc gia khác, Bộ trưởng hy vọng diễn đàn giáo dục của UNESCO sẽ là nơi chia sẻ nhiều kinh nghiệm và sáng kiến, mở ra những hiểu biết, cách tiếp cận mới và mở rộng mối quan hệ giữa các bên.

Đại biểu các quốc gia tham dự Diễn đàn Giáo dục toàn cầu 2019 tại Hà Nội (Ảnh: gdtd.vn)

Luật Giáo dục 2019 được công bố với 7 điểm mới cơ bản

Văn phòng Chủ tịch nước đã họp công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố các luật vừa được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, trong đó có Luật Giáo dục (sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020).

Ảnh minh họa

Luật Giáo dục năm 2019 (gồm 9 chương, 115 điều), thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009. So với quy định Luật Giáo dục hiện hành, Luật Giáo dục có 7 điểm mới cơ bản sau đây:

Thứ nhất, làm rõ tính liên thông, phân luồng, hướng nghiệp trong giáo dục;

Thứ hai, luật hóa chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) theo Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 88/2014/QH13.

Thứ ba, bổ sung loại trường tư thục không vì lợi nhuận và việc chuyển đổi loại hình trường trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; quy định cụ thể vị trí, chức năng, thành phần hội đồng trường.

Thứ tư, quy định nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và giảng viên đại học.

Thứ năm, quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên (HSSV) sư phạm.

Thứ sáu, quy định chính sách về học phí đối với học sinh diện phổ cập. Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì Nhà nước “bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí” và theo Nghị quyết số 29-NQ/TW thì Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục bắt buộc 9 năm sau năm 2020.

Thứ bảy, quy định về đầu tư và tài chính cho giáo dục.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Kim Thoa (t/h) -

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/giao-duc-nong-voi-cac-van-de-mang-tinh-thoi-su-cao-4017239-t.html