Giằng co đầu phiên

Chỉ số chính sàn HOSE mở cửa trong sắc đỏ nhưng chỉ ở dưới tham chiếu một chút trước áp lực giảm từ bộ đôi VIC và VHM.

 Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo đó, VIC đang giảm 0.78% và VHM giảm hơn 1%, đóng góp khoảng 1 điểm vào đà giảm của VN-Index. Là 2 cổ phiếu vốn hóa lớn nên không lạ gì khi ngành bất động sản đang giảm mạnh nhất thị trường.

Điểm hỗ trợ thị trường lúc này là các cổ phiếu ngân hàng có tác động lớn như VCB, CTG, TCB, VPB đang xanh nhẹ. BID và STB thì giảm nhưng mức giảm cũng không nhiều. Ngoài ra, các Large Cap khác như VNM, HPG, SAB và MSN đều tăng.

Dòng tiền đầu phiên tiếp tục hoạt động mạnh ở nhóm có thị giá thấp như HVN, PSH, VIX, GEX, BCG, HNG, APH,…

Đến giữa phiên buổi sáng, VN-Index giảm nhẹ (-1.6 điểm). Tuy nhiên cả ba trục chính của thị trường ngân hàng (-0.16%); bất động sản (-0.77%), chứng khoán (-0.25 %) đầu đang đỏ song chỉ là đỏ nhẹ.

Cổ phiếu ngành thiết bị điện đang tăng mạnh GEX (2.99%); MBG ( 5.77%); SAM (3.45%); RAL ( 4.9%), POT (7.14%);

Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có giá điện mới bắt đầu từ ngày 4/5. Theo công bố của EVN, giá bán điện bình quân tăng từ 1.864,44 đồng lên 1.920,37 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương mức tăng 3%. Với quyết định này, giá điện bán lẻ bình quân đã được điều chỉnh tăng sau 4 năm giữ nguyên giá bán kể từ tháng 03/2019.

VHC (1.18%); IDI (1.76%); ANV (1.54%) là những cổ phiếu lớn trong ngành chế biến thủ sản tăng khá, giúp ngành tăng 0.92%. CTCP Vĩnh Hoàn (mã: VHC) vừa công bố báo cáo tháng 3/2023 với doanh thu 1.032 tỷ đồng. Tuy vẫn giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái, thế nhưng đây là lần đầu tiên sau 4 tháng doanh thu công ty vượt mốc nghìn tỷ.

Nhìn rộng hơn trong 10 năm, tính từ năm 2009 - 2019, giá bán lẻ điện bình quân đã có 10 lần điều chỉnh tăng, mức tăng trung bình giai đoạn này đạt 10%/năm.

Kết phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index giảm hơn 2 điểm, xuống mức 1,038.36 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 246.469 triệu đơn vị, tương ứng gần 3,801.201 tỷ đồng. Toàn sàn có 118 mã tăng, 65 mã tham chiếu và 230 mã giảm. Rổ VN30 giảm gần 3 điểm, ở mức 1,036.65 điểm, giao dịch đạt hơn 50.303 triệu đơn vị, tương ứng 1,084.604 tỷ đồng. Toàn sàn có 10 mã tăng 2 mã tham chiếu và 18 mã giảm giá. Trong phiên sáng nay, cổ phiếu NVL là giảm nhiều nhất trong rổ (- 2,6%) nhưng lại có khối lượng giao dịch lại nhiều nhất với hơn 10 triệu đơn vị cổ phiếu được khớp lệnh.

Các cổ phiếu SSI, VPB cũng được cho là giao dịch nhiều dù mang sắc đỏ song khối lượng giao dịch cũng chỉ bằng một phần nhỏ so với NVL.

HNX-Index giảm nhẹ, ở mức 207.83 điểm, khối lượng giao dịch đạt 37.424 triệu đơn vị tương ứng gần 519.828 tỷ đồng với 60 mã tăng, 59 mã tham chiếu và 78 mã giảm. UPCOM-Index tăng không đáng kể, ở mức 77.43 điểm, giao dịch đạt hơn 27.095 triệu đơn vị, tương ứng 212.012 tỷ đồng. Toàn sàn có 123 mã tăng, 103 mã tham chiếu và 119 mã giảm.

Có thể thấy trong phiên giao dịch sáng nay, dòng tiền vào yếu. Tiền đã không bật được sau mùa báo cáo quý 1/2023. "Sell in May and go away" là câu nói nổi tiếng trong giới đầu tư chứng khoán.

Theo chiến lược này, nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu vào tháng 5 và đầu tư lại vào tháng 11. Tuy không phải luôn đúng nhưng có thể sẽ đúng trong năm nay. Ngành thiết bị điện vẫn là điểm sáng của thị trường nhưng đã giảm nhiệt so với phiên sáng, chỉ còn tăng 2.87%. Bất động sản đã giảm sâu thêm, BII tiếp tục sàn phiên thứ 8 sau khi đối diện nguy cơ hủy niêm yết. Một kết cục quá buồn và là bài học cho tất cả những ai muốn nghịch với lửa.

Hai ông lớn họ VIN, VHM và VIC cùng giảm hơn 1% trong khi HU1 đang trần. Chứng khoán đang giảm sâu hơn giảm tới 0.83%; SSI và VND đều đang giảm trên dưới 1% trong khi WSS tăng 3.85%, (5,400; 200); VIG (7000; 300; 4.48%). Ngành chứng khoán đang trên đà giảm. Thị trường có thể sẽ phải chứng kiến một phiên chiều khó khởi sắc nếu dòng tiền không có đột biến.

Cổ phiếu vào diện cảnh báo, DLG nói gì?

Sau khi cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 13/04, CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) đã có văn bản giải trình về nguyên nhân và kế hoạch khắc phục tình trạng này.

Cụ thể, cổ phiếu DLG bị đưa vào diện cảnh báo bởi 2 lý do. Một là tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC năm 2022 đã được kiểm toán. Hai là Công ty lỗ ròng năm 2022 hơn 1,219 tỷ đồng, qua đó nâng tổng lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2022 lên gần 2,070 tỷ đồng.

Về phía DLG, Công ty cho biết vẫn đang tiến hành rà soát và hoàn thiện hồ sơ phù hợp theo chuẩn mực kế toán để cung cấp hồ sơ cho đơn vị kiểm toán nhằm tháo gỡ ý kiến kiểm toán ngoại trừ tại BCTC năm 2022 trong thời gian sớm nhất.

Bên cạnh đó, Công ty đề ra kế hoạch, mục tiêu cho giai đoạn 2023 - 2025 và được ĐHĐCĐ thông qua.

Để thực hiện được kế hoạch, DLG đang làm việc với các đối tác khách hàng để bổ sung tài sản đảm bảo đối với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn của Công ty, tăng cường thu hồi các khoản công nợ phải thu, đồng thời hoàn nhập dự phòng các khoản đã trích lập để đảm bảo lợi nhuận của Công ty.

Tiếp tục cấu trúc lại bộ máy nhân sự ban điều hành và cán bộ công nhân viên nhằm cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, góp phần gia tăng lợi nhuận của Công ty.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục pháp lý các dự án năng lượng điện mặt trời, điện gió... bổ sung vào quy hoạch điện lưới quốc gia, để tìm đối tác huy động nguồn vốn hoặc chuyển nhượng một phần dự án nhằm cấu trúc lại tình hình tài chính của Doanh nghiệp.

Phối hợp và làm việc với ngân hàng/chủ nợ để cấu trúc lại tình hình tài chính của doanh nghiệp, đàm phán cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc vay, định giá tài sản đảm bảo, có lộ trình chuyển nhượng tài sản không sinh lời, thoái vốn các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh kém hiệu quả để tích lũy dòng tiền giảm dần dư nợ gốc theo kế hoạch.

Đặc biệt, làm việc với các ngân hàng để xin miễn toàn bộ lãi phát sinh, lãi phạt sau khi DLG tất toán toàn bộ dư nợ gốc quá hạn tại các ngân hàng nhằm giảm chi phi tài chính doanh nghiệp, cân đối danh mục tài sản, nguồn vốn cơ cấu lại nợ ngắn hạn nhỏ hơn tài sản ngắn hạn, đảm bảo doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, kết quả quý đầu năm 2023 của DLG lại không mấy khả quan khi chỉ lãi sau thuế gần 7 tỷ đồng, giảm hơn 41% so với cùng kỳ. Dù vậy, Công ty cho biết tình hình sản xuất kinh doanh vẫn đang hoạt động ổn định. Công ty đang làm việc với đơn vị kiểm toán để khắc phục nguyên nhân dẫn đến cổ phiếu vào diện cảnh báo.

Nguyễn Vũ

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/giang-co-dau-phien-334828.html