Gian nan con đường săn tàu ngầm Đức của quân Đồng Minh

Kể cả với những trang thiết bị thủy âm hiện đại ngày nay, việc xác định tình trạng tàu ngầm địch sau các đợt tấn công bằng vũ khí chống ngầm vẫn là điều cực kỳ khó khăn và kết quả thường không như mong đợi.

Với những công nghệ cổ điển và lạc hậu từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, việc xác định tàu ngầm địch đã bị đánh đắm hay chưa là điều hết sức khó khăn nếu không muốn nói là bất khả thi, nhất là khi cuộc hải chiến diễn ra vào ban đêm. Nguồn ảnh: Navyhistory.

Thông thường, cách thức đơn giản nhất để xác định tàu ngầm địch đã bị đắm hay chưa đó là tìm những vật thể nổi lên như vết dầu loang, xác người, đồ dùng cá nhân của các thành viên trên tàu ngầm đối phương,... Tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả và thường được thủy thủ đoàn các tàu ngầm sử dụng như cách đánh lạc hướng lực lượng trinh sát đối phương. Nguồn ảnh: Navyhistory.

Phương pháp sử dụng thủy âm cũng khá vô dụng trong trường hợp này, nhất là khi tàu ngầm đối phương lặn xuống độ sâu sát đáy biển, việc dùng thủy âm gần như là điều không thể vì không thể phân biệt được đâu là đáy biển, đâu là tàu ngầm địch. Nguồn ảnh: Navyhistory.

Cách thức hiệu quả nhất là nghe tiếng tàu ngầm đối phương va chạm với đáy biển và tiếng vỏ tàu ngầm bị áp suất quá lớn của nước đè bẹp kêu "cọt kẹt" dưới đáy biển. Tuy nhiên không phải lúc nào những âm thanh này cũng là thật vì các kíp lái tàu ngầm có rất nhiều mánh khóe khác nhau. Nguồn ảnh: Navyhistory.

Vì việc xác định một tàu ngầm của đối phương đã bị đánh đắm hay chưa là rất khó nên việc đánh giá công trạng cho các thủy thủ tàu chiến trong việc đánh bại tàu ngầm đồi phương cũng khó không kém. Với Hải quân Hoàng gia Anh, các tàu chiến phải mang được bằng chứng về tàu ngầm đối phương về mới được tính công đã đánh chìm chúng. Nguồn ảnh: Navyhistory.

Các bằng chứng có thể bao gồm bất cứ thứ đồ đạc nào của kíp chiến đấu tàu ngầm nổi lên sau khi nó đã bị "đánh chìm". Tuy nhiên như đã nói ở trên, cách này dễ bị làm giả. Cách thức thứ hai và hiệu quả hơn đó là nhiều tàu chiến cùng lúc xác nhận tàu ngầm địch đã bị tiêu diệt - cách này dù đáng tin hơn nhưng vẫn dễ bị làm giả vì không ngoại trừ khả năng, tất cả các tàu chiến đều... cùng nhầm. Nguồn ảnh: Navyhistory.

Cách thức đơn giản nhất để xác định chính xác 100% việc tàu ngầm đối phương đã bị tiêu diệt đó là tấn công liên tục, dồn dập và chính xác, ép tàu ngầm địch phải nổi lên và sau đó bắt giữ toàn bộ thủy thủ đoàn cua tàu ngầm đối phương. Nguồn ảnh: Navyhistory.

Đối thủ tàu ngầm lớn nhất của lực lượng tàu nổi Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai chính là các lực lượng tàu ngầm Đức. Tổng cộng Đức đã đóng tới 1156 tàu ngầm loại U trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và số lượng tàu ngầm này đã reo rắc nhiều nỗi kinh hoàng cho quân Đồng minh. Nguồn ảnh: Navyhistory.

Trong tổng số 1156 tàu ngầm đã từng được Đức quốc xã sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, có tới 784 tàu ngầm đã bị đánh chìm. Tuy nhiên con số thiệt hại này bao gồm cả các tàu ngầm bị chìm do tai nạn, hỏng hóc và nhiều lý do khác chứ không chỉ là do bị Quân đồng minh tiêu diệt. Nguồn ảnh: Navyhistory.

Tổng cộng, 28.000 thủy thủ tàu ngầm Đức đã thiệt mạng trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2 - tương đương với hơn 50% số lượng thủy thủ tàu ngầm đã từng được Đức quốc xã đào tạo (tổng cộng 40.900 thủy thủ). Kèm theo đó là 5.000 thủy thủ và sĩ quan tàu ngầm của Phát xít bị bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: Navyhistory.

Ở phía đối diện, có tới khoảng 30.000 thủy thủ tàu vận tải của Đồng minh đã trở thành nạn nhân của tàu ngầm. Nếu tính cả số lượng thủy thủ thiệt mạng trên tàu chiến của Đồng minh bị tàu ngầm đánh đắm, con số này có thể lên tới 50.000 người. Nguồn ảnh: Navyhistory.

Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm hạt nhân Kurk khổng lồ của Hải quân Nga.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/gian-nan-con-duong-san-tau-ngam-duc-cua-quan-dong-minh-1102675.html